Cô thôn nữ – bài viêt của Thảo Nguyên

CÔ THÔN NỮ

                                           (Bài bình của Thảo Nguyên)

     Bác Thế Kỷ kính mến!

 

     Nhân dịp cháu đi Hà Nội về ghé qua thăm, thấy hai bác khoẻ mạnh cháu mừng, xin kính chúc hai bác sang xuân trường thọ, lại vô cùng hân hạnh được bác tặng hai bài thơ Đường luật thể xướng hoạ.:

 

CÔ THÔN NỮ

 

      “Em người thiếu nữ rộn xuân tình

      Bất chợt ào về sắc nụ trinh”

     “Xao xuyến lòng ai khi bóng ngả

      Bâng khuâng dạ khách buổi bình minh

      Nhìn trăng – trăng ghẹo bờ môi mọng

      Ngóng gió – gió vờn mái tóc xinh”

     “Bến nước sông xuân vui ánh nguyệt

     Trao nhau câu chuyện của riêng mình”

                                       Kim Thanh

 Bài họa  Y Đề:

       “Trăng tròn thôn nữ chứa chan tình

      Thơm thoảng hương nồng nụ trắng trinh”

      “Đôi má ửng hồng “đông chí lạnh”

      Làn môi thắm đỏ “tiết thanh minh””

      “Đôi má ửng hồng “đông chí lạnh”

      Làn môi thắm đỏ “tiết thanh minh””

     “Giếng nước sân đình bao ngóng đợi

      Chờ em đưa mắt gửi trao mình”

                                                Thế Kỷ

       Về tới Sài Gòn, nghỉ ngơi ăn uống xong thư thái ngồi dưới hiên lầu mà ngắm đêm Sài Gòn lung linh mờ ảo trong sự náo nhiệt bộn bề của một thành phố tráng lệ, sầm uất bậc nhất cái thời mở cửa này.

     Bỗng cháu nhớ đến hai bài thơ bác tặng lấy ra ngồi đọc mà thưởng thức. Thì chao ôi đọc đến đâu lại thấy lòng rung động và xúc cảm đến đấy, nó rộn ràng xao xuyến như cái thuở trăng tròn mười sáu đôi mươi. Bởi cái hồn thơ “cô thôn nữ” kia nó tác động mạnh, nhất thời không cầm được giọt lệ sung sướng trào rơi. Vì vậy cháu xin mạn phép mượn bút ghi lời bình sau đây gửi bác tham khảo.

     

  Với thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú, tác giả Kim Thanh đã vô cùng xuất sắc, sử dụng ngôn từ trữ tình chứa chan nồng ấm, linh hoạt và uyển chuyển khiến người đọc hết sức bất ngờ đến thảng thốt.

     “Em người thiếu nữ rộn xuân tình

      Bất chợt ào về sắc nụ trinh”

     Hai câu thơ trên của tác giả lại khiến chính bản thân mình nhận ra rằng: người con gái để trở thành một cô thiếu nữ được bắt đầu bằng sự phổng phao, đầy gợi cảm, từ cái tuổi dậy thì đó mà người con gái trở nên duyên dáng, xinh đẹp để các chàng trai phải trộm nhìn, phải thầm yêu mà ngày đêm nhãng ăn biếng ngủ. Cũng từ đây tác giả đã gửi đến bạn đọc một thông điệp cái mảng đề tài vô cùng huyền bí và đầy thú vị hấp dẫn của người thiếu nữ tuổi dậy thì. Đón chẳng phải là dấu hiệu bất chợt ào về để rồi thẹn thùng, để rồi ấp e với vẻ đẹp phổng phao đó sao.

     Với ánh mắt đen huyền lúng liếng, với đôi má ửng hồng làn môi đỏ thắm đã làm:

     “Xao xuyến lòng ai khi bóng ngả

      Bâng khuâng dạ khách buổi bình minh

      Nhìn trăng – trăng ghẹo bờ môi mọng

      Ngóng gió – gió vờn mái tóc xinh”

     Ôi! Một tác phẩm tuyệt mỹ. Thật hạnh phúc cho ai được ông Trời ban tặng món quà vô giá trên cõi nhân gian bằng một cặp kết thật đẹp:

     “Bến nước sông xuân vui ánh nguyệt

      Trao nhau câu chuyện của riêng mình”

     Quả là quá hay và vô cùng thú vị nữa, niềm sung sướng hạnh phúc bao hàm cả nỗi thẩn thờ, e thẹn, lo âu sợ các chàng trai kia nhòm ngó. Đó mới là cái vốn quý thiên bẩm đích thực mà chỉ có ở người con gái Việt Nam.

     Riêng bài thơ hoạ lại của bác Thế Kỷ mới độc đáo làm sao chứ. Đối đáp bốp chát mà không mất đi sự mềm mại sự thiết tha rung động đến mê hồn.

     “Trăng tròn thôn nữ chứa chan tình

      Thơm thoảng hương nồng nụ trắng trinh”

     Đặc biệt là sự độc đáo đến lạ lùng bởi lẽ hai tác giả cách xa nhau chưa từng gặp mặt lại chênh nhau đôi chục tuổi mà sao tâm hồn thơ lại tâm đầu ý hợp đến thế.

     Mới thấu hiểu ra một điều rằng:

     “Hồn thơ là mênh mông

      Tình thơ là không biên giới”

     Một thứ tình cảm siêu phàm mà chỉ những người yêu thơ chân chính mới có sự đối đáp tương phùng ở đây.

     “Đôi má ửng hồng “đông chí lạnh”

      Làn môi thắm đỏ “tiết thanh minh””

     Vẻ đẹp vĩnh hằng của người phụ nữ, đẹp quanh năm, đẹp suốt cả bốn mùa, xuân hạ, thu, đông.

     “Gió xuân bỡn cơt bờ vai mịn

      Sương hạ trêu đùa, ngọc nhú xinh”

     Quả là tuyệt vời. Đến hai câu kết mới có hậu làm sao:

     “Giếng nước sân đình bao ngóng đợi

      Chờ em đưa mắt gửi trao mình”

     Cái hậu đó nó ẩn dụ trong khía cạnh nhân văn ở chỗ vẻ đẹp của con gái được bao chàng trai yêu thích trông đợi ánh mắt đằm thắm của cô nhìn mình là đã đủ thoả mãn rồi.

     Nghe ra như riêng tư, không những nó bao hàm một ý sâu sắc lại là chung nhất…

     Thưa bác! Vì yêu thơ, vì quý thích hai tác phẩm xướng hoạ của hai tác giả mà Sài Gòn một đêm không ngủ, chúc bác mạnh khoẻ.

     Chúc bác luôn vui vẻ, trẻ mãi với tâm hồn thi ca

                                                                                             Thảo Nguyên

                                                                                  STTVHDL – Buôn Mê Thuột