Đây thôn Vỹ Dạ – Thơ Hàn Mặc Tử

 

Đến với Bài thơ Dây thôn Vĩ Dạ .

     Bài thơ Dây thôn Vĩ Dạ có mặt trong tập Thơ Diên, tức tập thơ viết về giai đoạn sau cùng, nhưng là bài thơ gần gũi với nhiều bài thơ hay trong tập thơ Gái quê trước đó như Mùa xuân chín, Tình quê..của Hàn Mực Tử .

      Đây Thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?

             Dây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ hay, nhưng cho đến bây giờ nó vẫn là bài thơ gợi ra nhiều cách suy cảm. Sở dĩ thế, vì cái hay của nó gắn bó với toàn bộ cấu trúc của bài thơ từ âm điệu, câu chữ, hình ảnh, khó tách bạch với một nỗi buồn vừa rõ vừa không rõ.

Mở đầu là câu hỏi rất nhẹ nhàng, nhưng không cần sự trả lời, mà chính là để giới thiệu phong cảnh của thôn Vĩ Dạ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Cảnh không đầy ắp, mà thưa, nhưng rất chọn lọc. Nhờ thế, tính “thần

hổn” của cảnh luôn có sức gợi cảm. Cái sắc nắng chiếu tỏa trên hàng

cau trong câu thơ là cái sắc nắng có khoảnh khắc thời gian: nắng mới lên và chính trong khoảnh khắc này, mà tính chất “sáng trong” và cái “lực rọi” của ánh nắng đã làm sáng ra, ánh lên màu sắc của khu vườn: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Tả màu xanh của vườn như thê thật không kém gì Đường thi! Trong cái đẹp đẽ, sáng trong, tươi mát của không gian gần gũi ấy, xuất hiện một khuôn mặt chữ điền. Khuôn mặt không rõ đường nét, nhưng nó ứng với chữ đầu của khố thơ: Sao anh.. Vậy là có một bóng hình nào đó như đang ẩn hiện trong khung cảnh tưởng tượng của tác giả, mà hình ảnh lá trúc che ngang khuôn mặt… góp phần nói thêm điều này.

Trong khổ thơ thứ hai, cảnh được nói đến nhiều hơn, không gian được mở rộng hơn, nhưng thực ra cũng không hẳn là đặc trưng của thôn Vĩ Dạ. Nhưng chính cảnh tượng này lại gắn bó với cảm giác man mác, xa vắng, khó xác định đã chớm hiện từ khố thơ đầu. Hình ảnh thuyền ai đậu bến sông trăng đã đẩy thêm cảm giác man mác, xa vắng vào thế giới bát ngát, mênh mông, làm ta thấy thêm cái chơ vơ của thuyền ai trong niềm mong đợi. Câu thơ cuối thì tình cảm đã hoàn toàn đưa về một miền tâm trạng nào đó: “Có chở trăng về kịp tối nay? ” Niềm tâm trạng nào cũng khó hiểu hết. Chỉ biết rằng đến đây, bài thơ tự nhiên mờ dần một không gian thôn Vĩ Dạ, để hiện dần một tâm trạng chờ mong – chờ mong một “lời hẹn”.

Nếu lời lẽ ở khổ thơ đầu dễ hiếu là của một người con gái thì lời lẽ ở khô thơ cuối không phải của người con gái nữa, mà là của người con trai, của nhân vật trữ tình. Thoạt như vô lí. Mà bài thơ cũng còn nhiều chi tiết khác như vừa vô lí, vừa rời rạc, nhưng đọc kĩ, nó rất có lí và vô cùng gắn bó lẫn nhau.

Cái niềm tâm trạng nói ở trên chính là sự hướng nội của tác giả. Từ đây mà tâm trạng mới có nỗi niềm ám ảnh:

Mơ khách dường xa, khách dường xa Áo em tráng quá nhìn không ra.

Đến đây, không còn là sự “hiện dần” nỗi niềm tâm trạng nữa, mà lồ lộ một tình yêu đầy khao khát. Cái khao khát này lại cũng không rõ về nhân hình, nhân ảnh. Nó vừa như thực, lại vừa như mơ, khi ấn khi hiện. Cái màu áo trắng của người con gái ở đây thật nghiệt ngã! Nó rõ ràng là thê, mà nhìn vẫn không ra!

Chính nó đã choán toàn bộ tâm tưởng, cảm xúc của người nhìn. Tác giả như muôn cắt nghĩa thêm: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, nhưng như thế là đã thấm thìa không ít cái “bất lực” đơn phương của mình. Cái thú vị là chính từ sương khói đã nói thay được tính chất của tình yêu này. Thật vậy! Tha thiết va khát khao đến thế, nhưng tình yêu ấy vẫn cứ xa xôi, làm sao có thể nói hết lòng mình? Nó còn đó, không bao giờ mất đi. Nhưng nó đã ở trong vòng tay mình chưa thì chưa đạt được bao giờ. Nó như sương khói mà thôi, cái sương khói thật buồn và thâm thìa, nói không bao giờ hết được.

Hai khổ thơ trên đều có từ ai không xác định. Khổ cuối có hai từ ai trong câu cuối cùng lại là hai từ xác định. Đó là quan hộ của mối tình “chưa cụ thể” trong bài thơ. Cái “chưa cụ thể” chưa đạt nỗi khao khát này cũng chí làm cho tình yêu xa vắng thêm, vời vợi thêm và xót xa thêm. Nhưng cũng chính điều này đã tạo ra cái đặc sắc của cảm xúc trong bài thơ.

Như vậy, từ bài thơ cảnh què đã dần dần chuyển thành bài thơ tình yêu – một loại tình yêu chỉ biết tự lắng nghe, cảm nhận đơn phương, nhưng luôn có thực.    

                                                                                 bài văn hay.com