MẤY NHÂN VẬT LICH SỬ TRONG THƠ HỒ NHÂM ĐẠI Bài viết của Việt Đại

 

MẤY NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐẠI VIỆT

TRONG THƠ HÀ NHẬM ĐẠI

                                                                                   Việt Đại

       Hà Nhậm Đại ( 何任大 ; 1525-? ), hiệu Hoằng Phủ, người xã Bình Sơn, huyện Lập Thạch (nay thuộc thôn Sơn Cầu, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc). Sinh trưởng vào khoảng giữa thế kỹ XVI, Hà Nhậm Đại đã thi đỗ học vị tiến sĩ năm 1574, được chính quyền đương thời bổ nhiệm làm thượng thư thời nhà Mạc. Song hành với đời sống quan chức, Hà Nhậm Đại còn là một nhà thơ nổi tiếng với tác phẩm Lê triều khiếu vịnh thi tập – theo lối thơ vịnh sử –  ca ngợi và thể hiện cách đánh giá nhân vật lịch sử, theo chủ quan cá nhân về các danh nhân, từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung đế. Lê Cung Hoàng ( 黎恭皇;1507 – 1527) là vua kế vị thứ 11 và là hoàng đế cuối cùng của nhà Hậu Lê, ở ngôi được 5 năm; khi ông lên ngôi đã trở thành một ông vua bù nhìn, bị quyền thần Mạc Đăng Dung không chế. Vả lại, thời hoàng kim của nhà Lê đã mạt vận, Lê Cung Hoàng bất tài vô dụng, chính vị chẳng bao lâu, ông bị Mạc Đăng Dung giết chết.

        Bước sang thế kỷ XVI chế độ phong kiến quan phương lại lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái. Đại Việt sử ký toàn thư quyển XV, Kỷ nhà Lê, chép: “vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm. Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước. Lại làm Cửu Trùng đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền Thiên Quang cho mặc sức du ngoạn. Hồ ấy quanh co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyền nhẹ ra vào để rong chơi, cực kỳ xa xỉ. Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ xây đắp xong lại phải làm lại, sửa đi sửa lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.”(1)

——————

  • Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, H,1972

     Với những biến động khôn lường như vậy, hệ tư tưởng thống trị Nho giáo buộc phải thay đổi cách ứng xử cho phù hợp với thời thế. Nhiều dạng thức mới, nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội phải vận dụng nội dung Nho giáo dưới các hình thức khác để bảo tồn, nhưng cũng không giữ lại được tư thế hoàng kim như trước.

     Sau khi Lê Hiển Tông mất năm 1504, rồi trải qua năm đời vua Lê kế vị nữa, mỗi ông đều phải đối phó với những cuộc nội chiến tàn khốc liên miên vì tranh giành quyền lực. Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi, quyền lực của triều đình nhà Lê rơi vào tay nhà Mạc.  Đó là tất yếu của lịch sử, một khi giai cấp thống trị bị tha hóa, nội lực chính quyền không còn đủ sức lực và trí tuệ cai quản đất nước. Chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến.  Mọi phương diện đời sống xã hội bị đảo lộn. Tư tưởng Nho giáo lâm vào tình trạng yếm thế, bộc lộ những hạn chế nhất thời, nhiều lúc nhiều nơi bị tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và hàng loạt các loại hình tín ngưỡng dân gian lấn át. Tuy nhiên, suốt thời nhộn nhạo giành giật Lê – Trịnh – Mạc, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một hệ tư tưởng trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội.  Nhà Mạc vẫn giương cao ngọn cờ tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, thái độ của các Nho sĩ có sự phân hoá từng bộ phận. Nhiều Nho sĩ kiên quyết bộc lộ sự trung thành với triều Lê bằng việc chống đối hoặc phỉ báng nhà Mạc, đến mức sẵn sàng nhận lấy cái chết để giữ gìn khí tiết tôi trung không thờ hai chúa. Không ít quan văn võ từ chức về ẩn cư nơi thôn dã. Nhưng cũng có một bộ phận Nho sĩ tiếp tục làm việc trong bộ máy chính quyền nhà Mạc. Tuy vậy, nhà Mạc vẫn tổ chức thi cử để tuyển chọn người tài đức cho bộ máy công quyền của mình. Trong khoảng 65 năm cầm quyền của nhà Mạc, đã có 22 kỳ thi tiến sĩ. Theo lệ cũ “nhà nước ba năm mở một khoa.” Khoa thi hội đầu tiên dưới thời Mạc là năm 1529 cũng dựng bia tiến sĩ để khuyến khích việc học tập, thi cử. Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙; 1491–1585) “lánh chốn Nam Dương ở một lều”, về chốn đồng quê yên tĩnh, về với đời sống thôn dã:

Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua,
Một năm xuân tới một phen già.
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Án sách vẫn còn án sách cũ,
Nước non bạn với nước non nhà.
Cuộc cờ đua chí dù cao thấp,
Ta muốn thanh nhàn thú vị ta.

      Phùng Khắc Khoan (馮克寬;1528-1613), Lương Hữu Khánh bỏ cả Lê – Mạc, tự nguyện đứng vào hàng ngũ của nhà Trịnh. Cho dù tư tưởng Nho giáo thời Mạc vẫn được giai cấp thống trị vận dụng vào việc cai trị đất nước, nhưng tầng lớp Nho sĩ đứng về phía nhân dân, cũng như đông đảo các tầng lớp lao động trong xã hội không còn tin vào công thức “tu, tề, trị, bình” vàng son như trước nữa. Giờ đây, Nho giáo nhiều khi phải biến báo để biện hộ cho những diễn biến phức tạp nhiễu nhương của đời sống xã hội, nhiều lúc, nhiều nơi trái với những khuôn vàng thước ngọc của thầy Khổng cũng như các đệ tử của ngài. Và dường như Nho giáo không đủ sức vỗ về nhân dân yên hưởng khung cảnh thái bình thịnh trị, mong chờ có vua sáng tôi hiền.

     Không chỉ Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nhiều Nho sĩ ở thế kỷ XVI cũng đã cảm thấy sự bất lực của con người trước sự biến động của thời cuộc. Bế tắc trong nhân sinh quan, hầu như các Nho sĩ có dịp quan tâm nghiên cứu Kinh dịch sâu hơn, kỹ hơn, nhằm hướng tìm lối thoát cho tư tưởng xã hội. Mặt khác, do sự chênh lệch nhau về trình độ học vấn, với những kiến giải khác nhau của tầng lớp Nho sĩ bình dân, hầu như cả xã hội đều tin vào số mệnh, bói toán, cầu quẻ, xin xăm. Kinh dịch là thuyết lý xương sống của Đạo giáo với thuộc tính thế tục hóa của tôn giáo được đà lộng hành, lộng hành đến mức có một thế lực phong kiến cát cứ đã căn cứ hẳn vào câu thơ sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà định hướng lập nghiệp lâu dài, quan quân, thầy tớ kéo nhau đến “Hành Sơn bất đái/Vạn đại dung thân.”

      Ở Đàng Ngoài, tuy việc phế truất nhà Lê tạm xong, nhưng vương triều Mạc mới lập cũng chưa giải tỏa được những bức xúc xã hội, chưa có biện pháp hữu hiệu nào chặn đứng cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến đã và đang diễn ra liên miên ở khắp nơi. Các quan lại và tướng lĩnh của nhà Lê hiện ở các ngõ ngách cuộc sống  lúc nào cũng lăm le nổi dậy. Nguyễn Kim lấy danh nghĩa khôi phục nhà Lê tôn Lê Duy Ninh làm vua, thành lập lực lượng vũ trang chống lại nhà Mạc, đánh chiếm vùng Thanh Hoá, chuẩn bị chiếm nốt đất Bắc. Khi Nguyễn Kim bị đầu độc chết, con rể ông là Trịnh Kiểm nối nghiệp dấy loạn. Thế là cuộc chiến tranh giữa hai thế lực phong kiến Trịnh – Mạc kéo dài đến năm 1592. Trong khi đó, mầm mống của cuộc nội chiến thứ hai đã và đang hình thành giữa hai họ Trịnh – Nguyễn trong nội bộ tập đoàn phong kiến Nam triều. Khi nhà Trịnh diệt xong nhà Mạc thì mâu thuẫn  Trịnh – Nguyễn gay gắt hơn. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn lại tiếp diễn cảnh “nồi da nấu thịt”, lôi kéo dân lành vào vòng binh đao khói lửa, chém giết lẫn nhau, chia cắt đất nước thành hai miền tự trị, gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

     Chán ghét chiến tranh, đề cao nguyện vọng được sống trong hoà bình, ổn định của nhân dân, Phùng Khắc Khoan viết: “Tranh hùng, tranh bá liên miên không ngớt, ai biết được chí khí hào hùng của nhà Nho ta. Văn hiến không coi trọng việc đánh nhau. ” Song trước xu thế chiến tranh và bạo lực của thời đại, thì những tiếng nói nhân nghĩa phỏng có ích gi. 

   Các tập đoàn phong kiến hỗn chiến tranh giành chiếm đoạt địa vị, khiến dân tình lao đao đau khổ. Các trí thức dân tộc phải nhận thức lại quan niệm trung quân ái quốc và tư tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho giáo cho phù hợp với thời cuộc. Dĩ nhiên, người Nho sĩ phải tự tìm minh chủ của mình.Nguyễn Bỉnh Khiêm tạm lánh “chốn phồn hoa” về ẩn dật, Phùng Khắc Khoan vượt núi băng rừng vào Thanh Hoá dò xét di duệ nhà Lê, trong khi ở đó họ Trịnh ở đây đang nắm mọi quyền hành và vẫn phải mượn cờ nhà Lê để che dấu dư luận xã hội. Thực chất là tập đoàn phong kiến nhà Trịnh cũng đang mưu toan, lăm le chiếm giữ ngai vàng nhà Lê đã mọt ruỗng. Thế nhưng nhà Lê ở Đàng Trong cũng mở được ba khoa thi nữa và lấy đỗ 28 tiến sĩ.

    Phật giáo và Đạo giáo Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XVI sang hết thế kỷ XVII có biểu hiện được phục hồi phát triển hơn so với Nho giáo.Thuyết thiên lý của Nho giáo không còn thiêng liêng, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của con người thuộc mọi tầng lớp xã hội như thời Lê sơ nữa. Tuy nhiên, Phật giáo, Đạo giáo hay bất cứ một tín ngưỡng dân gian nào khác cũng vẫn không thay thế được Nho giáo ở cương vị của một đạo trị nước, một học thuyết về quản lý xã hội và tổ chức hành chính. Hà Nhậm Đại “nhập thế”trong bối cảnh lịch sử ấy. Có lẽ cuộc đời công chức của ông có nhiều điều không đắc thú, nhưng vì mưu sinh cuộc sống Hà Nhậm Đại phải chấp nhận để “vừa sống vừa xem mình sống.”Tư liệu về hành trạng cuộc sống của ông không được ghi chép lại, nhưng sáng thơ ca của ông thì các tri thức đờu sau vẫn truyền ghi, nhắc nhớ.

     Quyển Văn tịch chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí (1) của Phan Huy Chú cho biết: “Khiếu vịnh thi tập,2 quyển. Hà Nhậm Đại soạn. Theo thơ vịnh sử của Thoát Hiên mà làm. Đại người làng Bình Sơn, huyện Lập Thạch.” Đó là cách ghi vắn tắt cho phù hợp với cấu tạo nội dung sách theo Đại Việt thông sử (2) của Lê Quí Đôn. Ngày nay Di sản Hán Nôm Việt Nam – Số 1904 –Thư mục đề yếu chỉ rõ: “Lê triều khiếu vịnh thi tập ( 黎 朝 嘯 詠 詩 集= Thiên Nam thi tập 天 南 詩 集) 2 bản viết. A. 315: 108 tr., 27 X 23, 1mục lục. VHv,1457: 87 tr, 26 x17 (sách nát).   Thơ của Hà Nhậm Đại vịnh các nhân vật thời Lê, từ Lê Thái Tổ  (1428 – 1423)

đến Cung Hoàng (1522- 1527), gồm 10 vua (trừ Lê Nghi Dân, 1459), từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung đế; 16 vị công thần từ Nguyễn Trãi đến Trần Chân; 25 vị danh nho từ Nguyễn Mộng Tuân đến Lương Đắc Bằng; 27 vị tiết nghĩa từ Võ Duệ đến Nghiêm Bá Kí; ——————–

  • Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. H, 2008
  • Lê Quí Đôn, Đại Việt thông sử, Nxb. Khoa học xã hội, H,1993

6 vị sứ thần từ Đào Công Soạn đến Trần Cần; 7 gian thần từ Nguyễn Văn Lang đến Nguyễn Bá Thắng; cộng tất cả 91 nhân vật. Trước mỗi bài thơ vịnh có giới thiệu vài nét về tiểu sử của nhân vật được vịnh. Một số sắc phong của vua Lê tặng cho những người tiết nghĩa.”(1)  Trong bài Hình ảnh Thân Nhân Trung qua Lê triều khiếu vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại, tiến sĩ Vương Thị Hường đã khảo sát văn bản A.315 và có thông tin: “Hà Nhậm Đại chia ra làm từng nhóm nhân vật, cụ thể là:

      Nhóm đế vương triều Lê 皇黎帝王 gồm: Thái Tổ Cao hoàng đế 太祖高皇帝, Thái Tông Hoàng đế 太宗皇帝, Nhân Tông Tuyên Hoàng đế 仁宗宣皇帝, Thánh Tông Thuần hoàng đế 聖宗淳皇帝, Hiến Tông Duệ hoàng đế 憲宗睿皇帝,Túc Tông Khâm hoàng đế 肅宗欽皇帝,Uy Mục đế 威穆帝, Tương Dực đế 相翼帝, Chiêu Tông Thần hoàng đế 昭宗神皇帝, Cung hoàng đế 恭皇帝.

    Nhóm công thần 功神gồm 17 người: Trong phần này, sách và mục lục sách lại chia ra làm 2 phần nhỏ hơn là nhóm văn thần và võ thần.Văn thần có 2 người:Lê Trãi 黎廌 (tức Nguyễn Trãi) và Lê Văn Linh 黎文靈.Võ thần có 15 người: Lê Thạch 黎石, Lê Lễ 黎禮, Lê Triện 黎篆, Lê Xí 黎熾, Lê Liệt 黎列, Lê Khôi 黎魁, Lê Niệm 黎念, Lê Nhân Chú 黎仁澍, Lê Lăng 黎凌, Trần Nguyên Hãn 陳元扞, Lê Thọ Vực 黎壽域, Trịnh Khả 鄭可, Lê Bí 黎秘, Nguyễn Văn Lang 阮文郎, Trần Chân 陳真. Danh nho 名儒 có 25 người: Nguyễn Mộng Tuân 阮夢荀, Nguyễn Thiên Túng 阮天縱, Nguyễn Thiên Tích 阮天錫, Trình Thanh 程清, Trình Thuấn Du 程舜俞, Phan Phu Tiên 潘孚先, Nguyễn Tử Tấn 阮子晋, Nguyễn Trực 阮直, Nguyễn Bá Kí 阮伯驥, Nguyễn Phục 阮復, Thân Nhân Trung 申仁忠, Đỗ Nhuận 杜潤, Nguyễn Xung Ý 阮冲懿, Đàm Văn Lễ 覃文禮, Lương Thế Vinh 梁世榮, Đặng Minh Khiêm 鄧鳴謙, Nguyễn Như Đổ 阮如堵, Lương Như Hộc 梁如鵠, Đào Cử 陶舉, Ngô Luân 吾綸, Triệu Thái 趙泰, Phạm Đôn Lễ 范敦禮, Ngô Sĩ Liên 吳仕連, Vũ Quỳnh 武瓊, Lương Đắc Bằng 梁得朋. Tiết nghĩa có 24 người, trong đó lại chia ra làm 2 nhóm nhỏ hơn là Văn thần gồm 19 người: Vũ Duệ 武睿, Lê Đức Toản 黎德纘, Nguyễn Tuyên Cần 阮宣勤, Đàm Thận Vi 譚慎微,Nguyễn Hữu Nghiêm 阮有嚴, Nguyễn Mẫn Đốc 阮敏篤, Ngô Anh 吳火英, Đỗ Nhân 杜絪, Lê Tuấn Mậu 黎俊懋, Bùi Cửu

—————-                                                                                                            (1)Trần Nghĩa…, Di sản Hán Nôm Việt Nam,Nxb. Khoa học xã hội, H,1993. 

Nguyên 裴久元, Lê Vô Lại                                              Cương 黎無疆, Nguyễn Duy Tường 阮惟祥, Kim Bảng 賴金榜, Dương Trực Nguyên 揚直源, Nguyễn Thiệu Tri 阮紹知, Nguyễn Văn Tú 阮文秀, Nguyễn Tự Cường 阮自彊, Trần Năng 陳能, Nguyễn Vũ 阮王禹. Võ thần tiết nghĩa: 1 người, Nghiêm Bá Kí 嚴伯驥. Nội thần tiết nghĩa: 1 người, Đào Biểu 陶表.Xá nhân tiết nghĩa: 1 người, Ngô Tuấn Kiệt 吳俊傑. Sứ thần có 6 người: Đào Công Soạn 陶公僎, Quách Hữu Nghiêm 郭有嚴, Hà Lật 何栗, Hà Phủ 何甫, Nguyễn Đình Mĩ 阮廷美, Trần Cẩn 陳墐. Gian thần có 6 người: Phạm Đồn 范屯, Trịnh Duy Sản 鄭惟忄產 , Trịnh Hữu 鄭侑, Lê Quảng Độ 黎廣度, Vũ Như Tô 武如蘇, Nguyễn Bá Thắng 阮伯勝.”(1)

    Có người cho rằng: “đến trước năm 1527 vì chính quyền về tay nhà Mạc, nên sách mới mang tên Lê triều khiếu vịnh thi tập.” Lưu ý rằng, Hà Nhậm Đại đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Tuất, niên hiệu Sùng Khang, đời vua Mạc Mậu Hợp, theo lịch dương là 1574. Nhìn lại năm sinh là 1525 thì thấy Hà Nhậm Đại thành danh năm 49 hoặc 50 tuổi; độ tuổi “tri thiên mệnh” đã từng trải việc đời, khi lận đận với văn bài sách sử, khi long đong với lều chõng từ những cuộc thi hương, thi hội, thi đình, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không chỉ tính danh được khắc vào bia tiến sĩ, với chỉ dẫn thư tịch về tác phẩm thơ văn được người đời sau cỡ như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…biết đến, Hà Nhậm Đại xứng đáng là một nhà thơ có tầm nhìn xa trông rộng, thấm nhuần nỗi đau nhân thế ở vị trí một quan văn tầm cỡ quốc gia.

   Tài liệu cũ không cho phép xác định được năm mất của Hà Nhậm Đại, nhưng niên lịch ghi ở cuối bài tựa tập thơ là 1590 – vậy năm ấy nhà thơ 65 tuổi. Chắc chắn rằng, thơ văn Hà Nhậm Đại còn nhiều tác phẩm bị mất hiện không tìm được, bởi106 bài thơ thất ngôn, tuyệt cú, mỗi bài vịnh một nhân vật trong Lê triều khiếu vịnh thi tập Hà Nhậm Đại chỉ “nêu những sự tích triều Lê đáng để khuyên răn” và tác giả chủ ý “nối tiếp thể vịnh sử của Đặng Minh Khiêm, nhằm giáo huấn người đời theo đạo đức chính thống.” Tự hào về những anh hùng hào kiệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về các nhà văn hoá, các nhà kinh bang tế thế có công dựng nước, an dân, các sứ thần lĩnh trọng trách ngoại giao làm sang danh quốc thể, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền đất nước. Làm quan cho nhà Mạc, nhưng Hà Nhậm Đại không làm thơ ca ngợi những thế lực đương triều. Ông trở về với đề tài lịch sử vẻ vang của cả triều đại nhà Lê.Từ nửa sau thế kỷ XV vua Lê Thánh Tông (黎聖宗 – 1442 – 1497) đã coi trọng giáo dục đào tạo —————–                                                                                                 (1)Vương Thị Hường, Tạp chí Hán Nôm, Số 5 (108) 2011, Tr.42 – 46)

nhân tài cho đất nước, một lòng một dạ với sự nghiệp kiến thiết xây dựng đất nước phồn thịnh. Đại Việt thanh bình phát triển toàn diện, hưng thịnh nhất và đạt đến đỉnh cao trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. Muôn dân trăm họ mừng vui phấn chấn. Bài vịnh Thánh Tông thuần hoàng đế (聖 宗 淳 皇 帝) viết:

          Nhật thướng thiên trung hoàng đạo khai                     日 向 天 中 黃 道 開
        Đế vương sự nghiệp hiện hùng tài                       帝 王 事 業 見 雄 才
        Bình sinh học vấn chân cao mại                          平 生 學 問 真 高 邁
        Nữ tử yên tri thị hoạ thai.                                           女 子 焉 知 是 畫 胎

  Chúng tôi tạm dịch:

                     Mở đường hoàng đạo, một vầng dương
Tài lớn, hào hùng bậc đế vương
Học vấn cao siêu trời cho tỏ
Ai ngờ phụ nữ lắm tai ương.

     Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, vị tổng tham mưu xuất sắc của Lê Lợi, người đã sáng tạo ra kế sách “mưu phạt tâm công” giúp vị vua anh minh Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, đem lại hòa bình, độc lập tự do cho dân tộc Đại Việt. Bên cạnh sự nghiệp “quan hành khiển” vẻ vang, Nguyễn Trãi đồng thời là một nhà thơ lớn, tác giả lớn đã đạt đến đỉnh cao trong sáng tác cả thi tự và thơ Nôm. Chính vì thế, bài vịnh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi của Hà Nhậm Đại cũng thể hiện những “nhận định” của mình về ông bằng thơ Nôm:

                    Giấc mộng hai nơi khéo tỏ tường,

                    Tới non sông gặp đức Cao Hoàng.

                   Hịch thư nhiều thuở tài mau mắn,

                   Pháp độ trăm đường sức sửa sang.

                  Công giúp hồng đồ cao tựa núi,

                  Danh ghi thanh sử sáng bằng gương.

                  Hoạ kia gây bởi Văn Hoàng lỗi,

                  Xà nọ lời đâu chỉn lạ dường.

    Thời Lê sơ, nhà vua thi sĩ Lê Thánh Tông đã tuyển dụng nhân tài, sử dụng nhân tài hết sức mềm dẻo và khéo léo, khiến nhiều nhân sĩ trí thức có cơ hội được trổ tài kinh bang tế thế, hết lòng hết sức phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng. Tham chính trong  bộ máy chính quyền Quang Thuận (1460­1469) và Hồng Đức (1470­ – 1497), Thân Nhân Trung  (申仁忠, 1419 – 1499); tác giả câu danh ngôn: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đã hưởng ứng tích cực việc đề cao việc giáo dục đào tạo của nhà vua, đề ra nhiệm vụ cụ thể của kẻ sĩ đối với đất nước. Thân Nhân Trung cho rằng: “Trị nước càng thịnh vượng lòng càng phải thận trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày nơm nớp lo lắng.” Người ở ngôi cao phải luôn ghi nhớ. Đương thời, vua Lê Thánh Tông làm Đô Nguyên suý trong hội Tao Đàn; Thân Nhân Trung làm Phó Đô Nguyên suý cũng nói rõ điều tâm đắc của mình.

      Tinh thần yêu nước là tư tưởng xuyên suốt sự nghiệp và thơ văn Thân Nhân Trung, kể cả trong trong lúc vua tôi ngâm vịnh thù tạc. Lúc nào và ở đâu Thân Nhân Trung vẫn thể hiện một tình thương sâu sắc với nhân dân lao động, một ý thức trách nhiệm cao với vị trí mổ quan chức có tâm có đạo. Với tư cách là một nhà khoa bảng, Thân Nhân Trung cũng là một tấm gương sáng về tinh thần hiếu học. Hai người con của ông là Thân Nhân Tín, Thân Nhân Vũ và cháu nội Thân Cảnh Vân đều noi gương ông, gắng công học tập và đều đỗ đại khoa trong các kỳ thi của triều Lê. Hà Nhậm Đại có bài thơ vịnh Thân Nhân Trung:

                  Thiên tương hiền tá vị thời sinh            天將賢佐為時生

                   Độc thiện Tao đàn đệ nhất danh           獨擅騷壇第一名

                   Đương thế văn chương chân đại thủ      當世文章真大手

                   Nhất môn phụ tử bội ân vinh.               一門父子佩恩榮

                                     Chúng tôi tạm dịch:

                                   Trời sinh ra bậc hiền tài

                           Bảng tên giỏi nhất xứng vai tao đàn

                                 Văn chương thời ấy ai hơn

                          Cha con hiển đạt nhờ ơn thấm nhuần.

      Lương Đắc Bằng ( 梁得朋; 1472 – 1522), người làng Hội Trào (nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa), lúc nhỏ nổi tiếng là người hay chữ, đỗ bảng nhãn năm Kỷ Mùi 1499. Quan chức được thăng Tả Thị Lang bộ Lễ, và Lại bộ Thượng thư, kiêm Đông Các Đại học sĩ, tước Đôn Trung bá, từ thời Lê Hiến Tông (1497-1504) đến Lê Tương Dực (1510-1516). Năm 1510, ông thảo hịch Trị bình thập tứ sách gồm 14 đề mục chính để giúp vua cai trị và tạo thái bình không được, ông khởi binh đánh đổ ngôi vua, đưa Lê Tương Dực lên ngôi. Nhưng tình hình càng rối ren hơn.

      Là một đại thần tính cương trực, khinh ghét những kẻ lập bè phái, được vua và quan chức trong triều và hầu hết dân chúng đều kính trọng. Được cử đi sứ Trung Hoa, ông luôn làm tròn sứ mệnh ngoại giao. Song, triều đại nhà Lê đã đến lúc suy vong, dù ông có đem hết tâm sức ra giúp nước cũng không thể cứu vãn được tình thế.”… Thời bấy giờ vua thì hoang chơi, triều-thần thì tuy là có bọn ông Nguyễn văn Lang, ông Lê Tung, ông Lương đắc Bằng, v.v… nhưng người thì già chết, người thì xin thôi quan về. Vả cũng không có ai là người có thể ngăn giữ được vua và kinh-doanh được việc nước, cho nên trong nước giặc-giã nổi lên khắp cả mọi nơi.” (1)

    Trị bình thập tứ sách được vua khen ngợi nhưng không thi hành. Lương Đắc Bằng cáo quan về quê dạy học và nghiên cứu Kinh dịch. Tương truyền trong một dịp đi sứ, ông kiếm được sách Thái Ất thần kinh mang về. Bản tính thanh liêm và trọng đạo đức, dù làm quan lớn mà gia cảnh vẫn nghèo, con phải đi cày cấy, gặt thuê kiếm sống. Thấy học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm tính tình khoáng đạt thông tường lý số, thầy Lương Đắc Bằng  truyền dạy hết sức và tặng sách Thái Ất thần kinh. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng nguyên, làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư nhà Mạc, tước Trình Quốc Công, người đời thường gọi là Trạng Trình; ông lấy cảm hứng từ sách ấy mà sáng tạo Sấm Trạng Trình: tiên đoán việc đời trước, sau mấy trăm năm. Hà Nhậm Đại có thơ vịnh:

Thanh thời cập đệ thế vinh quan                  清時及第世荣觀

Luận gián trung ngôn bính nhược đan           論諫忠言炳若丹

Trấp tứ sách vô tòng nhất sách                     廿四策無從一策

Đương thời vật quái trị bình nan                   當時勿怪治平難

                                        Chúng tôi tạm dịch:

                          Vinh hiển sao, thi đậu thời bình

                          Tôi trung can gián tấm lòng son

                          Hai bốn lời tâu không được một

                            Trị bình chẳng được lại khóc than!

      Đối với Trần Nguyên Hãn (陳元扞; 1390-1429), võ tướng thời khởi nghĩa Lam Sơn, người có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng giặc Minh; phần viết về tiểu sử và những nhận định chủ quan thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của tác giả Lê triều khiếu vịnh thi tập đến người đồng hương. Hà Nhậm Đại viết:“Ông người huyện Lập Thạch, dòng dõi vương Trần Hưng Đạo. Ông học binh pháp tinh thông, thấy quân Minh sang xâm lược nước Nam, thường có ý cứu dân. Có đêm ông đến cầu đảo ở đền Bạch Hạc, thấy vị thần núi Tản Viên báo cho vị thần Bạch Hạc rằng:“- Đấng thượng đế đã hội họp, cử Lê Lợi người Lam Sơn làm vua nước An Nam, vì thế ông tìm vào Thanh Hóa cùng Thái Tổ mưu toan khởi binh. Hãn đem quân và voi đánh Tân Bình, Thuận Hóa, sau đó lãnh một đạo binh đánh Nghệ An,

vây thành sông Mã, cắt đứt đường tiếp lương, đánh tan quân thủy của địch. Nói chung Hãn phần nhiều lập công trong khi đánh dẹp các thành. Ông nhất trí với vua Lê Thái Tổ lập Trần Cảo để thỏa mãn lòng mong muốn của dân. Thái Tổ cử Hãn làm chức đại tư đồ tướng quốc. Trước khi giặc rút về nước, ngày làm lễ tuyên thệ, Hãn là một người trong đó. Đến khi Thái Tổ lên ngôi, Trần Cảo bị giết, Hãn rất bất bình, nói: “- Nhà vua tướng mạo như Việt vương Câu Tiễn, không thể nào cùng nhau chung hưởng yên vui..”bèn xin về hưu. Thái Tổ đồng ý cho ông nghỉ việc, hàng năm hai lần vào triều bái yết mừng vua. Hãn về nhà dốc sức vào việc xây dựng nhà cửa, dùng gạch hoa và đóng chiến thuyền, đánh khí giới, có      ——————-                                                                                                                                  (1) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nxb.Tân Việt, Sài Gòn, 1949                                                                                                                                     người đem tình hình ấy báo với nhà vua, rằng Hãn định mưu làm phản. Nhà vua sai sứ thần đến xét hỏi và triệu Hãn về. Hãn đi đến bến đò Đông Sơn Hạ, khấn trời rằng:“- Thần với Lê Lợi cùng mưu cứu dân, nay đại nghĩa đã định, mà vua thì muốn giết thần, xin soi xét cho.Vừa khấn xong bỗng nổi cơn gió lớn lật đắm thuyền, bốn mươi hai người lực sĩ và Hãn đều bị chết đuối. Nhà vua hạ chiếu xuống tịch thu ruộng nương tài sản và vợ con của Hãn, đến năm Mậu Dần, niên hiệu Diên Ninh mới được trả lại.Hãn khi chết hiển linh, nhân dân lập đền thờ cúng.(1)Có lẽ những trang viết về hành trạng cuộc đời của Trần Nguyên Hãn là dài nhất, Hà Nhậm Đại đã rà soát kỹ chi tiết trong thư tịch để chiêu tuyết cho một đại công thần thời Lê xuất thân từ quê hương Vĩnh Phúc, hẳn là không một chút thiên vị. Bài thơ vịnh nhân thần Trần Nguyên Hãn, ông viết:

Vương nghiệp kinh doanh dự thủy mưu                    王 業 溼 營 预 始 謀

Tọa giao bá Việt dữ bình Ngô                                   坐 教 覇 越 與 平 吳

Long nhan tảo thức đồng ô trác                                 龍 顏 早 識 同 烏 啄

Hà bất biên chu phiếm Ngũ Hồ                                 何 不 扁 舟 泛 五 湖

                              

Chúng tôi tạm dịch:

 Nghiệp vua chung dựng ban sơ

Hùng cường nước Việt, nước Ngô rã rời

Mặt rồng tướng mỏ quạ hôi

Thuyền không sao chẳng đi chơi Ngũ Hồ?

     Trịnh Khả người làng Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một tướng lĩnh tài ba thao lược. Năm 1416, Trịnh Khả tìm đến với Lê Lợi cùng 19 người  khác lập hội thề Lũng Nhai. Mồng 2 tết Mậu Tuất – tức ngày7-2-1418 – Lê Lợi tổ chức lễ tế cờ, tuyên thệ mở đầu cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh đô hộ. Ngày 14 – 2 – 1418, đô đốc Chu Quảng cầm đầu, từ thành Tây Đô tấn công vào thành Lam Sơn. Nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu rất dũng cảm, nhưng  không chống cự nổi, rút lui về Mường Một. Chúng ráo riết đuổi theo, Lê Lợi lại rút quân khỏi Mường Một, chốt lại tại Lạc Thủy ở thượng nguồn sông Chu. Lũ giặc vẫn hùng hổ kéo đến Lạc Thủy, định tiêu diệt lực lượng nghĩa quân. Tại đây Lê Lợi đã bố trí sẵn một “trận đồ bát quái” mai đón đánh. Giặc Minh tự dẫn xác đến, bị thua đau tan tác. Khoảng 3.000 tên bị giết và hơn 1.000 tên bị bắt sống, tàn quân giặc buộc phải tháo chạy.

      Giặc Minh theo sự chỉ dẫn của hai tên Việt gian, kéo đến xứ Phật Hoàng, khai quật mộ của thân phụ Lê lợi, lấy tiểu đựng hài cốt mới cải táng; để trên thuyền lơ lửng giữa sông, canh gác thật cẩn thận và kêu gọi Lê Lợi ra hàng. Không nao núng trước dã tâm xâm lược ươn hèn của chúng, Lê Lợi liền “sai hai người là Trịnh Khả và Lê Bị, tức Bùi Bị – TSH) đội nghi trang, bơi dọc theo sông đến bến Dao Xá Thượng, rình lúc giặc ngủ say, leo lên thuyền lấy được tiểu đựng hài cốt thân phụ đem về. Vua mừng rỡ, trọng thưởng cho cả hai người rồi rước cái tiểu ấy đem về xứ Phật Hoàng, táng lại như cũ.”(1)  

   Mưu trả thù khòng thành, giặc Minh liền đánh vào Lam Sơn lần thứ hai, khiến quân tổn thất nặng nề. Vợ con và nhiều người trong gia quyến của Lê Lợi bị bắt. Nhiều nghĩa sĩ đã hi sinh. Lê Lợi đưa toàn bộ lực lượng lên núi Chí Linh, tìm  người giỏi thuyết phục Ai Lao ủng hộ.Trịnh Khả là người có biệt tài ứng đối, thông thạo tiếng Lào, nắm vững đường sang nước bạn, Lê Lợi cử ông làm sứ giả. Triều đình Ai Lao đồng ý giúp Lam Sơn một số quân và voi chiến, khí giới… cộng với năm tháng lương ăn. Như vậy, Trịnh Khả đã góp phần quan trọng vào việc phục hồi sức lực cho nghĩa quân Lam Sơn. Tháng 10 năm 1424, Lê Lợi cho quân ồ ạt tấn công vào Nghệ An. Trịnh Khả là một trong những tướng lĩnh có may mắn được cầm quân tham gia cuộc tấn công.

     Ông trực tiếp đánh nhau giáp lá cà với giặc “đến mấy mươi trận lớn nhỏ” (1) và trận nào ông cũng là người “xung phong lên hãm giặc, lập công to.” (2) Lê Lợi đánh giá cao khả năng đa tài của Trịnh Khả,       ——————

(1) Lam Sơn thực lục,  phong cho ông hàm thái giám. Tháng 9 năm 1426 một loạt tướng lĩnh Lam Sơn cùng với hơn 1 vạn nghĩa sĩ được lệnh hành quân ra Bắc, chia là ba đạo khác nhau, tiến sâu vào vùng bị quân Minh chiếm đóng, tìm cách uy hiếp sào huyệt lớn nhất của kẻ thù trong thành Đông Quan. Trịnh Khả cùng các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện và Đỗ Bí, chỉ huy một trong số ba đạo quân đó. Đạo quân này có nhiệm vụ uy hiếp mặt nam của thành Đông Quan, sẵn sàng chặn đứng lực lượng viện binh của giặc, có thể sẽ tràn từ Vân Nam sang.

      Tuy chỉ vỏn vẹn có hơn 3.000 quân và một thớt voi, nhưng đạo quân thứ nhất đạo do Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Chỉ trong một tháng, đạo quân này đã đánh thắng ba trận lớn: Ninh Kiều tháng 9 nam 1426. Nhân Mục tháng 10 năm 1426 và trận Xa Lộc – còn có tên gọi Đồng Rọc – tháng 10 năm 1426. Trịnh Khả là tướng chỉ huy hai trong số ba trận, đó là trận Ninh Kiều và trận Xa Lộc. Ở trận Ninh Kiều, tướng Phạm Văn Xảo lừa giặc vào trận địa, còn các tướng Trịnh Khả, Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy phục binh, bất ngờ đánh cho Trần Trí thua trận, giết tại chỗ hơn 2.000 tên. Tướng Trần Trí hốt hoảng tháo chạy về Đông Quan. Ngay sau trận thắng lớn này, Ninh Kiều được nhanh chóng xây dựng thành một khu căn cứ rất lợi hại của nghĩa quân Lam Sơn. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng thứ hai là sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc rất có thể sẽ tràn từ Vân Nam (Trung Quốc) đến bất cứ lúc nào, các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất đã chia quân làm hai bộ phận, đóng giữ ở hai địa điểm khác nhau. Một vẫn đóng ở Ninh Kiều, do các tướng Lý Triện và Đỗ Bí cầm đầu. Bộ phận thứ hai tiến lên vùng Tam Giang (nay thuộc Bắc Ninh), do Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả chỉ huy; và hai ông đã đánh thắng trận lớn thứ hai ở Xa Lộc tiêu diệt viện binh giặc do tướng Vương An Lão cầm đầu. Hơn 1.000 tên giặc Minh bị giết chết. Vương An Lão chạy vào thành Tam Giang giữ mạng. Sau trận Xa Lộc, Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả để lại một bộ phận nhỏ, tiếp tục bao vây uy hiếp thành, còn phần lớn quân số rút về Ninh Kiều, chuẩn bị ứng phó với tình thế mới. Đạo quân thứ nhất tuy đã có thêm sự tiếp ứng của các tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí, nhưng gộp tất cả lại, tướng sĩ Lam Sơn vẫn còn quá ít so với tổng quân số của giặc. Kế sách “dụng đoản binh, đánh trường trận” của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đỗ Bí, Đinh Lễ, Nguyễn Xí… Trịnh Khả đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ thế trận của giặc, đập tan mưu đồ cướp nước của Vương Thông. Một trong những vị tướng chỉ huy xuất sắc của trận quyết chiến chiến lược Tốt Động-Chúc Động (1426) chính là Trịnh Khả. Lê Quý Đôn xác nhận:“Lúc bấy giờ, ông – tức Trịnh Khả – cùng Văn Xảo, Triện, Bí và  Lễ… đều là danh tướng một

thời,luôn đồng tâm hiệp lực khi thì bí mật bất ngờ, khi thì công khai đối mặt, ứng biến thật khôn lường, thừa cơ thật đúng lúc. Tất cả, nhanh như cắt, mạnh như tên, hễ đánh là thắng”(1).                                       ——————-                                                                                                     (1)(2)Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, Nxb. Khoa học xã hội, H, 1978,

 

     Tháng 10 năm 1427 Vương Thông bị vây hãm trong thành Đông Quan, nhà Minh sai Liễu Thăng và một loạt tướng lĩnh có tiếng đem 15 vạn quân tiến đánh Đại Việt. Một cánh quân nhỏ của nghĩa quân Lam Sơn được bố trí ở lại để tiếp tục bao vây, gọi hàng bọn giặc đang cố thủ trong thành. Phần lớn lực lượng tinh nhuệ đã và đang được huy động vào việc thực hiện hai nhiệm vụ cấp bách: đón đánh và tiêu diệt hai cánh quân viện binh nhà Minh; một đang vào ải Chi Lăng ở Lạng Sơn và tướng Mộc Thạnh dẫn 5 vạn quân hợp đồng tác chiến vào lối ải Lê Hoa ở Cao Bằng đang tiến vào Đại Việt.Hai tướng Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo cầm quân chặn đánh. Liễu Thăng bị giết, cánh quân của Mộc Thạnh tiến vào nước ta qua ải Chi Lăng. Lê Lợi liến sai quân đem cờ biển, ấn tín của Liễu Thăng lên ải Lê Hoa để uy hiếp tinh thần giặc. Mộc Thạnh hoảng hồn tháo chạy về nước. Tháng 12 năm 1426, Vương Thông buộc phải cho quân rút khỏi nước ta. năm 1428 Trịnh Khả được vua ban hàm Kim Tử Vinh Lộc Đại phu, Tả Lân Hộ vệ Tướng quân, được ban túi Kim Ngư và Ngân Phù, chức Thượng Khinh Xa Kỵ Đô úy. “Ông cùng Phạm Văn Xảo thừa thế phá tan giặc ở Lãnh Câu và Đan Xá, chém hơn 1 vạn tên, bắt sống được hơn 1 vạn tên, còn ngựa và các thứ quân trang khí giới thì nhiều không kể xiết.” (1)

     Năm 1429, nhà Lê dựng biển khắc ghi tên tuổi của các khai quốc công thần, trong đó có Trịnh Khả được phong tước liệt hầu, chức đô thái giám, cai quản việc quân, kiêm giữ chức trấn thủ Tuyên Quang, sau  được thăng hành quân tổng quản xa chư quân sự, đồng tổng quản, trực tiếp coi các đội quân thiết đột. Năm 1434, ông xin nghỉ hưu không được, lại phải nhận chức trấn thủ Lạng Sơn, kiêm giữ đồng tổng quản vệ Nam Sách. Năm 1437 Lê Sát bị cách chức, bức tử, Trịnh Khả được gọi về triều, vua thăng hàm thiếu úy và giao quyền nắm giữ lực lượng quân thường trực của triều đình. Liên tục các năm ông được: 1442 nhận chức nhập nội tư mã. 1443 thăng tước quận Thượng Hầu.1443 được cử làm tướng tiên phong cầm quân đánh thắng Chiêm Thành được ban hàm nhập nội thiếu úy, kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự, thượng trụ quốc và được thăng chức quốc thượng hầu.  

   Là người nghiêm nghị thẳng thắn và rất trung thành thanh liêm và tận tụy; nhưng cũng như không ít, trung thần đương thời, Trịnh Khả chẳng khác gì cái gai trước mắt bọn tiểu nhân xu nịnh khi đất nước thanh bình. Năm 1451, có kẻ xấu phao tin ông và con trai Trịnh Quát âm mưu kết bè kết đảng mưu làm phản, thái hậu của Lê Nhân Tông đã xử tử cả hai cha con. Gần 10 năm trước(1442), chính bà là người đã kết tội tru di tam tộc oan ức với Nguyễn Trãi. Năm 1453, triều đình  minh oan cho ông và ban cho con

(1)        Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử …Sdd.

cháu ông 100 mẫu ruộng hương hỏa. Trịnh Khả có tất cả 22 người con, gồm 13 con trai và 9 con gái. Trong số 13 người con trai này, sử cũ còn ghi lại được tên và chức tước của 10 người (1).Về nhân vật Trịnh Khả, Hà Nhậm Đại đề vịnh:

             Thân liên phế phủ quốc mưu đồng                                                        親聯肺腑國謀同

              Mậu tán đương thời bát loạn công                  茂贊當時撥亂功

              Lũy thế đệ huynh câu quý hiển                       累世弟兄俱貴顯

              Tử tôn để sự thế gia phong                             子孫底事替家風  

      Bản dịch trong Tổng tập văn học Việt Nam:

                   Tâm phúc tình thân lưu việc nước

                   Công lao phò tá diệt can qua

                    Anh em quý hiển đời liên tiếp

                   Con cháu cam tâm bỏ nếp nhà !(2)

      Điểm xuyết mấy câu thơ của các quan văn là thời Lê – Mạc, Trịnh như Nguyễn Trãi, Thân Nhân Trung, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan; tìm hiểu tài liệu về hành trạng cuộc đời hai vị tướng võ: Trần Nguyên Hãn do Hà Nhậm Đại viết và Trịnh Khả do Lê Quý Đôn viết – đặt cạnh nhau để thấy công phu nghiên cứu thư tịch và nhãn quan của Hà Nhậm Đại – khi viết thơ vịnh sử. Thấy rõ định hướng tìm hiểu của tác giả, Hà Nhậm Đại có thể lướt qua phần tiểu sử của nhân vật được ông làm thơ vịnh với tùy từng nhân vật.Nhân vật nào đã được sử sách các đời trước ghi chép kỹ thì ông kiệm lời, nhân vật nào ông thấy hành trạng cuộc đời còn sơ sài thì ông gắng tìm cho được tư liệu trong dân gian và những ghi chép tản mạn rồi lập nên những trang mới có giá trị khoa học. Đặc biệt là tiêu chí nhân vật phải là điển hình cho một tầng lớp, giới hạng nhất định, nhằm tổng kết thành một bài học có ý nghĩa giáo dục. Ông chọn lối thơ vịnh sử như Đặng Minh Khiêm, dường như để bổ khuyết về các nhân vật lịch sử dân tộc đã từng có sự nghiệp lư danh hậu thế. Dừng lại tìm hiểu lai lịch vua Lê Thánh Tông, Hà Nhậm Đại khẳng định mong ước có một chế độ vua sang, tôi hiền, đời sống dân sinh no ấm. Song, tỏ thái độ phê phán sự suy đồi phong tục tốt đẹp của dân tộc Đại Việt từ vua quan một thời, Hà Nhậm Đại viết trong bài Vịnh Đỗ Nhân:

Gặp cơn triều chính nát như tương

Tiếng nói trung thần đã vọng vang

Tiếng thơm muôn thuở còn gương tỏ

Con cháu truyền gia mạch thư hương.

   (Bản dịch Tổng tập văn học Việt Nam sách đã dẫn).

 

  • Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử …Sđd.
  • Bùi Duy Tân chủ biên, Tổng tập văn học Việt Nam, taajp5, Nxb.Khoa học xã hội, H,2000