Đến với bài thơ: VỊNH HÒN NON BỘ bài viết của Anh Tiến

VỊNH HÒN NON BỘ

 Một giàn hoa cảnh, một quần sơn

Suối nước quanh co sóng dập dờn

Nắng trải hoa vàng vây đỉnh tháp

 Sương vương sợi bạc tỏa sườn non

 Đây hòn Mẫu tử công sinh dưỡng

 Kia ngọn Tào khang nghĩa sắt son

 Gửi gắm tâm tình cùng núi biếc

Tháng năm thêm tỏ nét vuông tròn.

                             Nguyễn Viết Liên

                            ĐT: 024.3837238

                                    Lời bình của Anh Tiến:

       Tác giả Nguyễn Viết Liên là ng-ời có tuổi đời, tuổi Đảng vào bậc cao nhất của chi hội Từ Liêm. Mấy năm nay, do sức khỏe không đ-ợc tốt, nên ông không đi sinh hoạt thường kỳ như các hội viên khác, nhưng ông vẫn bám sát phong trào của chi hội bằng cách luôn cố gắng để góp tiếng nói vào nội san hàng quý của chi hội. Chỉ việc làm ấy đã là một tấm gương sáng để chúng ta cố gắng làm theo, góp phần xây dựng chi hội ngày càng vững mạnh. Tiếng nói của chi hội luôn là tiếng nói có tầm vang vọng không chỉ trong hội viên của chi hội mà còn là tiếng nói có tầm trong phong trào thơ Đường luật Việt Nam. Trước khi có đôi lời với bài thơ “Vịnh hòn non bộ” của ông, xin được chúc ông thật nhiều sức khỏe, luôn có những vần thơ óng ánh để khai sáng cho những trang viết đầy hấp dẫn và sáng tạo của thi ca nói chung và nội san của chi hội Từ Liêm nói riêng. Chỉ tên bài thơ “Vịnh hòn non bộ” ta đã biết đây là bài thơ tả. Đã tả phải có hứng, muốn có hứng phải có tâm, có tầm. Muốn có tâm, có tầm cần có sức khỏe. Tuy sức khỏe của ông không còn xung mãn, nhưng tâm và tầm của ông vẫn rất thăng hoa. Cho nên khi sáng ra, ông nhìn vào bể cảnh, rung động tâm hồn, ông đã thốt ra: “Một giàn hoa cảnh, một quần sơn/ Suối n-ớc quanh co sóng dập dờn” Đây chính là thú tiêu dao của các bậc vương giả, hoặc ít ra cũng là những nhà có gia thế, có nhà rộng, sân rộng, v-ờn rộng. Phía trước sân nhà, các cụ thường dành khoảng m-ơi mét vuông xây một cái bể cảnh để trồng một vài ngọn núi, có nhà trồng hẳn dăm ba ngọn  theo thế gọi là quần sơn; trên cao có dàn hoa lý hoặc hoa dây leo khác. Trong bể thường thả năm con, bảy con hoặc nhiều hơn nữa theo ý thích của gia chủ. Những con cá cũng được lựa chọn kích cỡ, màu sắc khác nhau để khi chúng bơi lượn trông như một bức tranh đa sắc. Chiều chiều, khi hoàng hôn sắp xuống, thường là nắng nhạt, gió hiu hiu, xách một chiếc ghế, một cái bàn con, có khi không cần bàn mà đặt các thứ lên mặt thành của bể cá, tay vãi mấy hạt thức ăn, thế là đàn cá nhao nhau tranh mồi, ngắm không chán mắt. Những hôm thư thái, ới một tiếng, mấy ông bạn già cùng xóm chạy tới vừa uống nước, vừa đàm đạo thế sự, đàm đạo bản tính của từng loài cá. Những chuyện ấy thường các cụ rất thông tỏ, cứ nh- các cụ đã áp đặt bản tính của từng loài cá vậy, đôi khi tranh luận sôi nổi, nghe cũng vui ra phết, thời gian trôi đi lúc nào các cụ có biết đâu, cho đến lúc… “Nắng trải hoa vàng vây đỉnh tháp S-ơng v-ơng sợi bạc tỏa sườn non” Khi ấy, các cụ mới lục tục ra về, vì ai cũng biết rằng ở nhà có mâm cơm đang đợi. Khi ấy, chủ nhà mới vừa thu dọn “ chiến tr-ờng”, vừa ngắm và suy ngẫm những lời bình phẩm về vị trí, hình dáng của từng ngọn núi trong bể cảnh, mới thấm thía ý nghĩa thiêng liêng của những vật t-ởng nh- vô tri vô giác mà cũng biến hóa đến dung dị, khiêm nh-ờng: “Đây hòn Mẫu tử công sinh d-ỡng Kia ngọn Tào khang nghĩa sắt son” Ngẫm lại cái câu “nghề chơi cũng lắm công phu”, lúc này mới thực sự thấm thía. Thế mới biết các bậc tiền nhân xưa, đâu chỉ có chơi, mà chính là liệu pháp để di dưỡng tinh thần, để mở mang sự hiểu biết. Càng có những cuộc đàm đạo như vậy, lẽ đời càng vỡ ra. Thế là tất cả các cụ đều có vốn để bổ xung vào kho tàng tiềm thức, nguyện nâng tầm cuộc sống để “ng-ời với ng-ời sống để yêu nhau”. Tình yêu tự rút ra từ cuộc sống ấy mới quý hơn vàng, chẳng ai có thể mua bán được. Tình yêu càng nhiều thì thi vị cuộc sống càng trở lên giàu có. “Gửi gắm tâm tình cùng núi biếc Tháng năm thêm tỏ nét vuông tròn” Mong cho tác giả cũng như tất cả hội viên của chi hội ta tay bút ngày càng xung mãn. “Không mang gấm vóc cho đời Cũng mang được tiếng nói cười chứa chan”.

                                                                        6/2022 Anh Tiến