Bài thơ Hiếu của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1]

         Năm Đinh Tỵ (1557), Phùng Khắc Khoan đỗ đầu khoa thi Hương ở Yên Định (Thanh Hóa) lúc 29 tuổi. Thái sư Trịnh Kiểm biết ông là người có mưu lược, có học thức uyên bác cho giữ chức Ký lục ở ngự dinh, trông coi quân dân bốn vệ, và cho tham dự việc cơ mật.

Từ năm 1558 đến 1571 đời Lê Trung Tông, ông vâng mệnh đi các huyện chiêu dụ lưu dân về làm ăn như cũ. Khi về được thăng Cấp sự trung Binh khoa, rồi đổi sang Cấp sự trung bộ Lễ. Cụ có mộtkhối lượngvăn thơ đồ sộ , sau đây xin trích dân bài thơ Hiếu của Cụ

  

     

百 幸 都 從 一 孝 纯

誠 敬 不 忘 心 在 我

始 终 帷 篤 事 乎 親

大 稱 虞 舜 仁 而 聖

達 美 周 公 子 又 臣

亙 古 來 今 同 此 理

嗟 余 何 以 報 萱 椿

                         馮克寬

Phiên âmHiếu

Thiên kinh địa nghĩa thực di luân

Bách hạnh đo tòng nhất hiếu thuần

Thành kính bất vong tâm tại ngã

Thủy chung duy đốc sự hồ thân

Đại xưng Ngu Thuấn nhân nhi thánh

Đạt mỹ Chu Công tử hựu thần

Cắng cổ lại kim đồng thử lý

Ta dư hà  dĩ báo huyên xuân ./.

                               Phùng Khắc Khoan

Dịch nghĩa :    Hiếu

 

  Hiếu là thiên kinh, địa nghĩa , xây dựng nên luân thường

 Trăm đức hạnh đều do lòng hiếu mà ra

 Trong tâm ta không lúc nào được quên thành kính

 Trước sau dốc lòng phụng thờ cha mẹ

 Khen Ngu Thuấn là “đại hiếu” vừa là bậc nhân vừa là bậc thánh

 Khen Chu Công  là “đại hiếu”vừa là phận con vừa là  bầy tôi

 Từ xưa đến nay đều chung một lý lẽ ấy

 Than ôi ! Ta lấy gì để báo đáp cha mẹ

 

   Dịch thơ :

 

                           

  Hiếu

 

Hiếu là cái gốc đạo thường luân

Trăm đức đều do tự hiếu thuần

Thành kính trong tâm luôn mực thước

Phụng thờ giữa dạ trọn mười phân

Chu Công sử sách nêu  hiền  hiếu

Ngu Thuấn người xưa trọng thánh nhân

Lý ấy ngàn đời chung một lẽ

Báo đền công đức vẹn song thân .

                                                  N.T( Hà Nội)

                                              Sưu tâm và dịch