Tuy Lý Vương là ai? Nhà thơ tài ba gặp cảnh khốn cùng
Tuy Lý Vương là ai? Nhà thơ tài ba gặp cảnh khốn cùng
Nguyễn Minh Khánh
Tuy Lý Vương là vị thân vương nổi tiếng, nhà thơ, danh sĩ, nhà sáng lập Mặc Vân thi xã dưới triều Nguyễn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông có gì nổi bật?
Tiểu sử Tuy Lý Vương
Tuy Lý Vương là tước hiệu của Nguyễn Phúc Miên Trinh, hoàng tử thứ 11 con vua Minh Mạng và Tiệp dư Lê Thị Ái. Lúc đầu, ông có tên là Nguyễn Phúc Thư. Sau khi vua cha sáng tác Đế phả hệ, ông được đổi tên thành Nguyễn Phúc Miên Trinh. Ông là nhà thơ lớn đồng sáng lập hội thơ văn Mạc Vân thi xã, phục vụ 3 đời vua Nguyễn.
Năm 1883, vua Tự Đức bệnh nặng rồi qua đời. Ông và Thọ Xuân Vương được vua tin tưởng giao phó di chiếu, trọng trách giúp đỡ triều chính.
Lúc này, quyền lực triều đình lại nằm trong tay phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Sách Minh Mạng và Thái y viện đã chép lại như sau:
“Bấy giờ, trong Hội đồng phụ chính, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nắm nhiều quyền hành, lại đứng đầu phái chủ chiến, tích cực chống thực dân Pháp. Họ thực hiện các cuộc phế lập để chọn ông vua đứng về phe mình. Trong cuộc phế lập ấy, Lãng Quốc công Hồng Dật lên ngôi, cải nguyên Hiệp Hòa, và Miên Trinh được tấn phong Tuy Lý Vương…
Tuy có lòng yêu nước thương dân, nhưng vì chịu sự chi phối của hệ ý thức phong kiến (lấy quyền lợi triều đình, hoàng tộc làm đầu) nên Miên Trinh ngấm ngầm chống đối Tường và Thuyết. Rồi Hồng Sâm, con trai của Miên Trinh, mưu cùng vua Hiệp Hòa, nhờ tay thực dân Pháp để trừ hai người ấy. Việc bại lộ, cả vua và Hồng Sâm đều bị giết.
Miên Trinh sợ hãi, lánh đến sứ quán Thương Bạc xin tá túc, nhưng Tham biện Nguyễn Cư không cho. Cùng đường, ông đem cả gia đình xuống Thuận An xin tị nạn trên tàu Pháp do Picard Destelan chỉ huy”.
Sau này. ông bị Tôn Thất Thuyết cắt hết chức tước, mãi đến đời vua Thành Thái mới được phục hồi. Vào năm 1889, ông được phục tước Tuy Lý quận vương, Ðệ nhất phụ chính thân thần kiêm nhiệm Tôn Nhân Phủ Tả Tôn Chính. Đến tháng 7 năm 1894, ông được vua sắc phong làm Tuy Lý vương.
Đến 1897, Tuy Lý vương tuổi già sức yếu nên xin lui về nghỉ. Ngày 18 tháng 11 năm 1897, Tuy Lý vương qua đời được vua Thành Thái ban tên thụy là Ðoan Cung, 1000 quan tiền để an táng.
Gia đình và tuổi thơ
Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh sinh ngày 3 tháng 2 năm 1820, tại Thanh Hòa điện, kinh thành Huế. Ông là người con trai thứ 11 của Nguyễn Thánh Tổ vua Minh Mạng và bà Tiệp dư Lê Thị Ái. Vào năm 1813, mẹ của ông vốn là con gái của quan Cẩm y Hiệu úy Lê Tiến Thành, đã tiến cung phục vụ vua Minh Mạng.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Phúc Miên Trinh đã tỏ ra thông minh hiếu học, được vua cha hết sức thương yêu. Năm lên 4 tuổi, bà Lê Thị Ái đã bắt đầu truyền khẩu cho ông đọc sách. Chỉ mới 7 tuổi, ông đã có thể đọc thuộc lòng sách Hiếu Kinh. Sau này, Tuy Lý Vương được theo học thầy Thân Văn Quyền, một danh sĩ và nhà giáo nổi tiếng đương thời. Không chỉ giỏi văn, hoàng tử Miên Trinh còn học cả nghề thuốc.
Ngoài ra, Miên Trinh còn có một số anh chị em ruột khác gồm:
- Nguyễn Phúc Miên Quan được vua Minh Mạng phong tước Kiến tường quận công. Miên Quan có vóc dáng khôi ngô, chăm chỉ hiếu học nhưng lại mất sớm. Ông qua đời khi vừa tròn 21 tuổi. Đến triều vua Bảo Đại, ông được truy phong tước hiệu Kiến Tường Công.
- Nguyễn Phúc Trang Tĩnh ( 1 tháng 10 năm 1825 – 19 tháng 3 năm 1847) được phong Hòa Mỹ công chúa.
- Hoàng nữ Nhàn Trinh và Nguyễn Phúc Miên Long đều mất sớm.
Tuy Lý Vương lập con gái danh tướng Phạm Văn Điển là Phạm Thị Thìn làm chính thất. Ông có tất cả 77 người con, 41 con trai và 36 con gái. Trong đó, những người con nổi tiếng của ông gồm có:
- Nguyễn Phúc Hồng Sâm giữ chức Sung biên các vụ.
- Nguyễn Phúc Hồng Tú tước Huyện công.
- Nguyễn Phúc Hồng Nhung tước vị Quận công và Hương Công Hiệp Tá Đại Học Sĩ.
- Nguyễn Phúc Hồng Nhĩ giữ chức Tôn nhân phủ Tả tôn khanh, sau thăng làm Tham tri bộ Lễ.
- Nguyễn Phúc Hồng Thiết giữ chức vụ Án sát Quảng Nam.
Ngoài ra, một số hậu duệ nhiều đời nổi tiếng của Miên Trinh gồm:
- Ca sĩ Quỳnh Giaotên thật Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang.
- Tháng 7 năm 2021, Nguyễn Phúc Vĩnh Phú Chủ từ điện thờ Tuy Lý vương đã xác nhận hoa hậu Hà Kiều Anh là hậu duệ đời thứ 6 của Tuy Lý Vương nhánh nhà ngoại.
- Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải.
- Nhà thơ Ưng Bình.
- Giáo sư hóa học Nguyễn Phúc Bửu Hội.
Sự nghiệp
Năm 1839, hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Thẩm được vua Minh Mạng phong là Tuy Quốc công (chữ Hán: 綏國公). Ông lập phủ riêng Tĩnh Phố nằm gần phủ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (ngày nay thuộc phường Vỹ Dạ, TP.Huế).
Đến năm 1847, ông được vua Thiệu Trị cho phép xây thêm nhà riêng để đón mẹ Lê Thị Ái về chăm sóc.
Năm 1850, ông và anh trai cùng cha khác mẹ Tùng Thiện Vương thành lập hội thơ văn Mặc Vân thi xã hay Tùng Vân thi xã.
Đến năm 1851, vua Tự Đức thành lập trường học Tôn Học Đường dành cho các thành viên hoàng tộc. Tháng 10 năm 1851, ông được vua tin tưởng giao chức Đổng sự quản lý Tôn Học Đường.
Vào năm 1854, công lao dạy học của ông được vua ghi nhận, phong tước Tuy Lý công.
Đến năm 1865, vua Tự Đức lại lệnh cho ông kiêm nhiệm chức Tôn Nhân Phủ Hữu Tôn Nhân (cơ quan quản lý thành viên hoàng tộc). Tuy Lý vương viện cớ mẹ ông vừa mất, xin để tang mẹ. Sau đó 1 năm, ông chính thức đảm nhiệm chức Tôn Nhân Phủ Hữu Tôn Nhân.
Vào năm 1871, ông tiếp tục được thăng chức Tôn Nhân Phủ Tả Tôn Nhân.
Tháng 1 năm 1878, vua Tự Đức sắc phong cho ông tước vị Tuy Lý công.
Đến tháng 7 năm 1882, ông được thăng chức Tông Nhân Phủ Hữu Tông.
Năm 1883, vua Tự Đức ốm nặng. Tuy Lý Vương được vua mời vào cung hầu thuốc nhưng không có kết quả. Ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức bệnh nặng rồi qua đời. Trong di chiếu của vua, Tuy Lý vương và Thọ Xuân vương được vua lệnh khi nước nhà có điều sai trái thì 2 bậc trưởng bối phải hết mực can ngăn.
Sau đó, vua Dục Đức thừa kế ngôi báu nhưng bị phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế truất, bắt uống thuốc độc tự sát. Tiếp đó, vua Hiệp Hòa lên ngôi, sắc phong Nguyễn Phúc Miên Trinh tước vị Tuy Lý vương thường được đời sau biết đến.
Lúc này, cuộc chiến giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đang diễn ra. Nội bộ triều đình lại chia rẽ, quyền lực nằm trong tay 2 quan phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Vua Hiệp Hòa bí mật lệnh con trai của Tuy Lý vương là Hồng Sâm liên hệ với sứ quán Pháp, lật đổ quyền lực của 2 quan phụ chính đại thần. Tuy nhiên, kế hoạch bị tiết lộ, vua Hiệp Hòa bị bắt phải uống thuốc độc tự sát.
Tuy Lý vương hay tin, bèn sắp xếp cả gia đình trốn vào Thuận An xin tị nạn trên tàu Vipère do tướng Picard Destelan chỉ huy.
Ngày 30 tháng 11 năm 1883, Khâm sứ Pháp buộc phải trao trả Tuy Lý vương cho triều đình nhà Nguyễn. Các con trai ông là Hồng Sâm và Hồng Tu bị xử tử, Tuy Lý vương bị cắt hết chức tước, giáng làm Tuy Lý Huyện công. Đến năm 1884, ông bị đày đến Quảng Ngãi. Các con cháu khác của ông, người bị cách chức, đày đến các vùng đất Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định.
Năm 1886, vua Đồng Khánh nối ngôi, ông và con cháu mới được tha về và khôi phục chức Tuy Lý công. Hai người con đã mất là Hồng Sâm và Hồng cũng được vua phục tước hàm.
Đến năm 1889, vua Thành Thái đề cử ông làm Đệ nhất phụ chính thân thần, Tôn Nhân Phủ Tả Tôn Chính, tước hiệu Tuy Lý quận vương. Vua lại cấp tiền cho ông xây dựng phủ đệ.
Tháng 4 năm 1891, vua ban hành sắc lệnh cho phép ông được phép không vào chầu những lúc trời mưa gió.
Đến năm 1894, vua xét công lao của ông, cho phục tước Tuy Lý vương.
Năm 1897, vua Thành Thái ban chiếu chỉ bãi bỏ chức quan Phụ chính. Tuy nhiên, Tuy Lý vương vẫn được phép giữ lại danh hiệu Phụ chính thân thần. Lúc này, Tuy Lý vương đã già yếu nên xin phép vua lui về nghỉ và được chấp thuận.
Ngày 18 tháng 11 năm 1897, Tuy Lý vương ốm nặng rồi qua đời.
Tác phẩm
Tuy Lý Vương là một thi sĩ nổi tiếng đến nỗi vua Tự Đức đã khen tặng như sau:
“Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”
Ý nghĩa:
Thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương đã vượt qua các danh sĩ thời Đường.
Ngoài ra, ông và Tùng Thiện Vương còn được người đời tôn xưng làm “Nhị Tô” (2 anh em thi sĩ nổi tiếng thời Đường là Tô Đông Pha).
Một số tác phẩm của ông vẫn còn lưu truyền đến ngày nay gồm:
- Vĩ Dạ hợp tập: tất cả 12 quyển, 5 quyển văn chương, 6 quyển thi ca, 1 quyển tự truyện. Tập sách này được khắc in, xuất bản năm 1875.
- Nữ phạm diễn nghĩa từ: tác phẩm thơ bằng chữ Nôm, thể lục bát, được dựa theo Liệt nữ truyện và Cổ kim liệt nữ truyện. Tác phẩm này đề cao đạo đức của người phụ nữ theo quan điểm Nho giáo.
- Hòa Lạc ca.
- Nghinh Tường khúc.
>> Đọc thêm bài viết về nhà thơ Tùng Thiện Vương nặng lòng thương dân
Ghi công
Hiện nay, phủ thờ Tuy Lý Vương tọa lạc tại số 98, đường Nguyễn Sinh Cung, Phường Vỹ Dạ, Năm 1991, phủ Tuy Lý vương được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
Ngoài phủ thờ, lăng mộ của ông cũng là nơi thường xuyên được du khách ghé thăm. Lăng mộ Tuy Lý Vương nằm trên đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế. N.M.K