Thơ Lê Thánh Tông – Du Thuyễn trên sông Đà

Lê Thánh Tông 黎聖宗, Lê Tư Thành, 黎思誠 

Lê Thánh Tông 黎聖宗 (20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497) huý Lê Tư Thành 黎思誠, còn có huý khác là Lê Hạo 黎灝, là vị vua thứ năm thời Lê sơ và là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Trong lúc trị vì, ông đã đưa ra nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ông cũng đã mở mang bờ cõi nước Đại Việt bằng cách đánh chiếm thủ đô của nước Chiêm Thành, sát nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước. Ông trị vì từ năm 1460 đến lúc mất, và được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn hoá và là người coi trọng người hiền tài. Sau đay xin giới thiệu một bài thơ của ông :

Đà giang tiu bc

 

  




 

Đà giang tiu bc

Viên kiểu chu trung lộ phỉ xa,
Thuý hoàn bạch lãng cổ sơn hà.
Tiêm nhân mạc bất trung trường quý,
Anh ngữ tinh ngôn nhật nhật đa.

 

Dch nghĩa

Trong thuyền, nhìn lên ngọn núi Tản Viên, đường chẳng bao xa,
Núi tựa mái tóc xanh, sông lăn tăn sóng bạc, vẫn sông núi tự ngàn xưa.
Bọn tiểu nhân huênh hoang thấy đều xấu hổ trong lòng,

Tiếng chim kêu vượn hót vẫn ngày ngày rộn rã. 

Ru thuyền trên sông Đà

Tản Viên thuyền lướt chẳng xa,
Núi xanh, sông bạc sơn hà vẫn xưa.
Tiểu nhân xấu hổ thẹn thò,

Chim kêu vượn hót tiếng đưa tháng ngày.

Hi Anh

  Ru thuyền trên sông Đà

Thuyền nhìn núi Tản chẳng xa bao
Sóng bạc non xanh tự thuở nào
Kẻ nịnh trong lòng mang xấu hổ
Trọn ngày chim vượn tiếng xôn xao

                      Trương Vit Linh