Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Võ Đại tướng ., xin giới thiệu bài viết của ĐT. CCB

ĐẠI TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN. MỘT VĨ NHÂN – NÉT VĂN HOÁ THẮM ĐỎ TRONG HỒN CỐT DÂN TỘC.

Đ.T . CCB

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam luôn có những bậc hiền tài vì dân, vì nước, đem về niềm tự hào cho Tổ quốc, quê hương, khơi dậy niềm tin yêu trong lòng muôn thế hệ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tấm gương tiêu biểu với những phẩm chất nổi bật siêu phàm. Bằng trí tuệ tuyệt vời Người đã  góp công dệt nên trang sử vàng cho dân tộc. Bằng tâm hồn cao cả Người đã bắt nhịp yêu thương cho muôn vạn đồng bào.

    Những chiến công hiển hách của Người mãi ghi dấu son cùng nhân loại, dân Việt kính yêu Người, thế giới ngưỡng mộ Người, những kẻ từng bại trận dưới tay Người cũng nghiêng mình nể phục.

    Triệu triệu con tim nồng thắm ngợi ca Người. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những câu chuyện tuyệt đẹp sáng tên Người. Thơ, văn, nhạc, họa, hợp tấu, trường ca hùng tráng nhất về Người mà dẫu có những ký âm lạc lõng xen ngang lại vô tình giúp bản giao hưởng thêm bổng vút, ngân vang nhịp hùng tâm, tráng khí.

      Mọi nẻo đường Người đi đều lưu dấu bao chiến công vang dội, “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa  cầu” cho ta tự hào, tin yêu ví Người với những điều cao cả, thiêng liêng nhất.

       Người là ngọn sóng cả oai hùng trên trùng dương rộng lớn.

    Là cánh chim bằng mạnh mẽ của đại ngàn mênh mông.

    Là mạch nước nguồn thanh khiết trong lòng đất mẹ.

    Là đỉnh núi cao sừng sững giữa cuồng phong

    Là tia nắng, là ánh trăng, là vì sao kỳ diệu…

   Trái tim nồng đượm, khối óc vĩ nhân, Người đã làm nên huyền thoại lung linh tỏa ánh hào quang muôn đời rạng rỡ, soi sáng vùng âm u, xua tan mùa băng giá cho hoa nở chim ca, cho Tổ quốc yêu thương nối liền một dải, cho sông núi Việt Nam rạng ánh hòa bình.

   Bút không tả hết, thơ không đủ lời và lòng tôn kính mãi trào dâng trước nhân cách sáng ngời mang tên  Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng tài ba

       Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911,ở làng An Xá, xã Lộc Thủyhuyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, thân phụ  ông  là Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Kiên.

    Luân bàn về  Đại tướng chúng ta có thể nói thêm tới  ông ngoại Võ Nguyên Giáp, quê ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.

    Còn về họ nội, Võ Nguyên Giáp là một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội Đại tướng cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị giặc Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù . Hiện nay, con cháu đã tìm thấy  thi thể và bốc mộ Cụ đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.

    Cơ sở  đó ta có thể thấy một cuộc đời từ thơ ấu  đã có nhiều yêu tố  hun đúc lên trí nhân sáng ngời của Đại tướng.  Từ thời đi học cho tới lúc tiếp cận  chủ nghĩa Cách mạng và  tới khi nghỉ  hưu, thời gian đều là những mốc  son lịch sử  đánh dấu sự hoạt động của Người. Học xong  “Tam tự kinh , Ngũ Tự Kinh, Ấu học tân thư” Chữ của Thánh hièn,Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố: cá nhângia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Sau đó ông được vào Huế học tiếp, Trong thời gian đi học tại Huế  Ông  có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo ảnh những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật TiênVladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến Ông càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử….

      Tháng 4 năm 1927, tại Trường Quốc học Huế  diễn ra một cuộc bãi khóa Ông bị đuổi học phải trở về quê nhà và sau đó được một người bạn học mang tới tặng ông một tập tài liệu  từ cuộc họp ở Quảng  Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ông đọc rất xúc động: về Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc . Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của Đại tướng với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.

     Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ông bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người vợ chưa cưới bà Nguyễn Thị Quang Thái,  cùng với một số nhà hoạt động Cách mạng khác

     Từ 1936 đến 1939, Đại tướng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

   Tháng 5 năm 1939, Ông nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng LongHà Nội do Cụ  Hoàng Minh Giám làm giám đốc . Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi . đầy nhiệt huyết .Và men nồng cho kiến thức quân sự được dấy lên từ đó.

      Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng ông Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và tới năm  1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Ông cùng Bác Hồ  trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh đã tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác: “Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng”. Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ Nguyên Giáp và các đồng chí có thêm niềm tin vào tương lai.

     Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ông kể: “Tìm được cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô”. Nhiều người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành công khi không có súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngoài. Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.”.

   Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự  cho  Việt Minh ở Cao Bằng. Trong thời gian này, Pháp tăng cường càn quét Việt   Bắc, ai mang tài liệu Việt Minh sẽ bị bắn ngay. 

       Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đời binh nghiệp của ông bắt đầu từ mốc son lịch sử này.

       Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần

       Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

      Cách mạng Tháng Tám thành công Ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.

       Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi đến cuối đời ông gắn liền với sự mạng binh nghiệp.

     Và cũng  trong năm 1946, ông tái kết hôn với bà Đặng Bích Hà con gái giáo sư Đặng Thai Mai , phu nhân của Đại tướng tới ngày nay.

          Những ngày Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà còn trong trứng nước ông cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh  với Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục..

        Ngày 19 tháng 12 năm 1946Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự tái chiếm Việt Nam của quân Pháp (19451954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi làTổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

          Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948,  cùng với 10 vị tướng khác. Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi  tròn 37 tuổi. 

         Từ tháng 8 năm 1945  Đại tướng là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là “Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

    Điều nổi bật trong tư tưởng chỉ đạo quân sự của ông là học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời  luôn nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội bởi  Việt Nam là nước nhỏ .

          Mốc son  năm 1954,  Đai tướng Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn“.  Sau 56 ngày đêm, đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp bị đánh bại. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm, và đã đưa Đại tướng đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của các nước Thế giới thứ ba đang bị thực dân châu Âu đô hộ.  

    Những người dân ở các nước thuộc địa đã xem Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

   Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ trên không  năm 1972 một lần nữa khẳng định vai trò cầm quân của  Đại tướng . Hầm chỉ huy trong Hoàng thành Thăng Long đã toả sáng và cùng với chiến trường miền Nam buộc Mỹ phải ký kết rút hết quân đội về nước kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo nhất trong lich sử chiến tranh thế giới.

  Và cho tới chiến dịch Hồ Chí Minh, vị Tổng tư lệnh  với tư tưởng chi đạo ” Thàn tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo , táo bạo hơn nữa” đã góp phần  làm nên trang sử vẻ vang thống nhất đất nước. Suốt một đời làm tướng ông nói ” Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được bên chiến sĩ trên chiến trường”. Khi báo chí phương Tây ca tụng về mình ông đã tâm sự “ Vị tướng đã có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngàì gọi tôi là vị tướng thần thoại nhưng tôi tự nghĩ, tôi bình đẳng với những người lính của mình”… Khi Đại tướng bước vào mùa xuân thứ 100 nét son đỏ thắm trong cuộc đời của Đại tướng là lới bộc bạch từ trái tim Người “Tôi sống ngày nào là vì đất nước ngày đó . Mong Đảng và chính phủ ghi nhớ công lao của những chiến sĩ cách mạng. Có đất nước như ngày hôm nay cũng là nhờ xương máu hy sinh của các chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến”.

       Mùa thu 2013 mãi để lại dấu ấn không phai trong phần lớn con tim người Việt khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con ưu tú của Dân tộc trút hơi thở cuối cùng.

      Từ lúc tin Đại tướng từ trần loan truyền trên mọi phương tiện truyền thông cho tới khi Người ngủ yên trong lòng đất mẹ Quảng Binh đã đọng lại bao điều đủ lay động những tâm hồn vô cảm nhất. Những cựu chiến binh đau đáu nỗi niềm hằn trên nét mặt. Vẻ trầm tư hiện rõ trong ánh nhìn muôn người  già trẻ , gái trai và thay cho nụ cười tỏa thắm trên môi là vô vàn tiếng nức nở tiếc thương hòa dưới khung trời ảm đạm mưa tuôn.

      Từ chiến khu Việt Bắc bao la xuống Thủ đô  sầm uất, từ eo đất miền Trung vào phương Nam nồng đượm, từ dãy Trường Sơn trùng điệp đến Tây Nguyên hùng vĩ, từ miền Đông  rộng lớn sang biển đảo mênh mông, xúc động trào dâng, mộc mạc khó tỏ bày. 

       Những đoàn người khắp nơi đổ về số nhà 30 Hoàng Diệu.Những nhành hoa rừng được đồng bào Mường Phăng dâng lên anh linh Người trong căn lán nhỏ ở Điện Biên. Những người lính Trường Sa kết lá dừa làm vòng hoa viếng Người ngoài hải đảo. Những  đoàn người đứng lặng trong mưa đón linh cữu Người ở Vũng Chùa , đảo Yến Quảng Bình.

       Những đồng bào dân tộc ít người tập trung thành nhóm lớn, nhỏ kéo nhau về Hà Nội. Những cậu sinh viên từ thành phố Hồ Chí Minh đạp xe vượt chặng đường 1300 km, gom từng nắm đất trên mỗi tỉnh thành mình qua để đắp lên mộ Người và rất rất nhiều điều không bao giờ kể hết.

     Nước mắt đẫm muôn nơi, người già khóc, trẻ em khóc, bạn khóc, tôi khóc và trời cũng khóc trước nỗi đau thương khó tả trọn bằng lời.

       Muôn sắc hoa, triệu vần thơ, bao dòng chữ nối dài như vô tận cho ta nhận ra lẽ diệu kỳ được làm nên từ sâu thẳm tin yêu, sự diệu kỳ hiển hiện qua những điều giản dị mà vô cùng đẹp đẽ. Mọi người như xích lại gần nhau hơn, biết nhường nhịn sẻ chia và yêu thương hơn bởi có chung một niềm đồng cảm, chung một niềm mất mát lớn lao không bù đắp nổi dẫu là gì.

      Hòa trong niềm tiếc thương vô hạn là lòng kính yêu của triệu triệu người dân dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp không vơi.

               Vĩnh biệt Người – Vị tướng của lòng dân!

       

   Có những điều thắm nồng theo năm tháng, còn mãi với thời gian, ấy là những điều tốt đẹp nhất đã hằn sâu vào tâm thức mỗi người, vào bề dày văn hoá dân tộc mà ta thành kính gọi tên: Bất Tử!

                                                              Cuối thu 2018