VÀI SUY NGẪM VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT THỜI NHÀ TRẦN , Tiến tới Hội thảo Khoa học về thơ Đường thời Nhà Trần

 

 

 

      VÀI SUY NGẪM VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM THỜI  NHÀ TRẦN

                                                              Trần Quang Tuyến

       Ta gọi là thơ Đường vì nó thịnh hành vào thời nhà Đường bên Tàu.Lại có niêm luật chặt chẽ nên gọi là Đường Luật (ĐL). Thơ Đường luật bên Tàu vào nước ta khá lâu,gần như suốt chiều dài ngàn năm Bắc thuộc.Được tổ tiên ta Việt hóa và đã trở thành thơ Đường luật Việt Nam(ĐLVN) .Nên chắc chắn đã có một ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế,chính trị,văn hóa xã hội đối với con người Việt Nam.

       Thơ Đường luật thời Trần là một phần của thơ Thiền mang đặc điểm riêng của đạo Phật .Đạo Phật ở ta lại thịnh hành nhất vào thời Lý Trần. Nó có nhiều đóng góp trong cuộc đại phục hưng và phát triển rực rỡ của dân tộc. Nó chiếm một số lượng không nhỏ, và là bộ phận sáng tác quan yếu trong đời sống văn hóa chính trị xã hội của con người. Văn học là nhân học.Nên để thưởng ngoạn và tìm  hiểu một cách thuận lợi các tác phẩm , hãy điểm sơ qua đôi điều về thời đại đó.

        Thời Nhà Trần là thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử quốc gia phong kiến Đại Việt với những chiến công chống ngọai xâm bảo vệ đất nước oanh liệt. Ba lần dẹp tan quân Nguyên Mông.Với nhiều thành tựu đáng tự hào về chính trị,kinh tế, văn hóa,xã hội (Đời vua Thái Tổ thái tông ; Con bế con dắt con bồng con mang). Nhưng cái quan trọng hơn cả là tinh thần thời đại , là hình ảnh con người : tự tin, hào hùng , phóng khoáng và trong sáng mà  đời sau khó gặp lại – dù trình độ văn minh đã cao hơn. Thời đại mà có những con người rất lạ :

  – Làm vua mà trút bỏ ngai vàng dễ dàng như “trút bỏ một chiếc dày rách” – Coi ngôi cao lộc cả là không của riêng mình .Vua dám tin dùng tuyệt đối con của kẻ thù nghịch với mình .

  – Bề tôi thì lấy trung nghĩa làm đầu . Không vì thù riêng gia đình mà hại vua . Nắm quyền uy tột đỉnh,được ân sủng đặc biệt vẫn giữ trọn đạo làm tôi .

  – Phật tử – không phải cứ đi tu là thoát tục , rũ bỏ không quan tâm đến đời thường …

mà ở thời Trần có khi cùng một con người vừa là vua , vừa là anh hùng cứu nước , vừa là triết gia , vừa là thiền sư , vừa là thi sĩ …

        Với một dân tộc luôn phải chống ngoại xâm để sống còn . Yêu nước đã trở thành tố chất . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng lập lại trang hào hùng như thời Trần. Phải chăng có một cái gì khác đã làm nên cái riêng của thời đại ? Đó là đạo Phật ! . Chon Phật giáo Thiền tông , các nhà trí thức và những người cầm quyền trong buổi đầu kỷ nguyên tự chủ đã tìm thấy nơi hệ thống triết học này ( đạo Phật )sự phù hợp với tâm lý tập quán , đạo lý truyền thống của dân tộc để từ đó phát huy sức mạnh Đại Việt . Tinh thần bình đẳng bác ái của đạo Phật đã tìm thấy sự hòa điệu với tinh thần dân chủ truyền thống từ buổi đầu dựng nước . Chẳng những thế khi chọn hệ tư tưởng triết học này , các nhà tri thức dân tộc đã lọc ra từ đó cái gì cần thiết cho dân tộc và vận dụng vào đời sống. Cái mà bây giờ ta gọi là “bản lĩnh “. Mạnh dạn ,cởi mở, tiếp thu có chọn lọc , mà không biến mình thành nô lệ của cái học thuyết mà mình đang sùng ái .Ngược lại còn giúp phát triển hơn .

       Đặc biệt tho DL thời Trần chủ trương đi tìm chân lý ngay trong bản thân cuộc sống . Như : “Trụ tích trấn vương kỳ “. (chống gậy nhà chùa lên trấn giữ kinh đô ). Hay quan điểm ” Phật tại tâm ” (Mỗi chúng sinh đều có Phật tính) . Khuyên chúng ta mỗi người hãy tự thắp ngon đuốc của chính mình, không tìm bên ngoài. (Bụt nhà không cầu, đi cầu thích ca ngoài đường ). Nó khiến chúng ta có bản lĩnh , không sợ địch, không mặc cảm, đường hoàng tự chủ tự cường dựng xây đất nước. Tinh thần này ảnh hưởng rất lớn đến thơ ĐL. Có thể nói thơ ĐL thời Trần đầy sức sống, mà tinh thần được chung đúc trong bài kệ cuối bài phú ” CƯ TRẦN LẠC ĐẠO” của Trần Nhân Tông :

                          Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

                          Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

                          Gia trung hữu hảo hưu tầm mịch

                          Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

                                                         Trần Nhân Tông

      Dịch thơ:        TÌM ĐẠO TRÊN ĐỜI

                         Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

                         Hãy đói thì ăn mệt nghỉ liền

                         Trong nhà có báu tìm đâu nữa

                         Trước cảnh vô tâm chớ hỏi thiền

  Có bốn câu,hai tám chữ thôi. Lời thì ít nhưng ý thật nhiều ! Đi theo một cái gì đó là phải có duyên (sở thích ,yêu quí,thuận theo lẽ tự nhiên…không bị gò bó…).” Đói thì ăn; nhọc  nghỉ liền”. Đơn giản vậy nhưng xuất phát từ phật tính ; lòng người vô tư trong sáng,là phải được tự do phóng khoáng theo ý mình… “Trong nhà có báu tìm đâu nữa” ! Cái tốt cái đẹp ở ngay trong tâm mình đây này. Tâm tốt sẽ được hưởng phúc(nhân quả). “Trước cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”. Vô tâm với ngoại cảnh, làm những điều bất thiện thì đừng có đi cầu phúc !Phật không bao giờ ban phúc được cho ai cả !

      Để hiểu rõ hơn về thơ ĐL thời Trần,xin chỉ ra đây nhận thức đánh giá về thơ ĐLnói chung ,trong đó có thời nhà Trần của một bộ phận bồi bút sau này ( nửa đầu tk xx)

     

   Thực ra cái giờ phút cam go nhất,đen tối nhất của lịch sử. Hình tượng người yêu nước dẫu đẹp đẽ mấy cũng không thể thể hiện qua thơ ĐL vào lúc này được.Bởi những người có chữ nghĩa, có học, có lòng yêu nước,kinh tế khá giả,giầu có đều bị C/M coi là phản động, là thù địch.Đều bị “đào tận gốc trốc tận rễ” rồi. Như vậy xuất hiện sự u uẩn, phẫn uất trong hàng ngũ chí sĩ nho học yêu nước. Tuy vậy thời gian này, thơ ĐL vẫn tràn đầy khí thế niềm tin ,tình yêu nước. . .Đó là những đánh giá chung về thơ ĐLVN từ nửa đầu tk xx về trước. Nói về nhà Trần – có thể phân thơ ĐL thời Trần thành các loại :

   1/ Loại kệ (Gỉang về ý chỉ thiền tông, nhưng không khô khan mà là những bức tranh sinh động, có giá trị thẩm mỹ ).Như bài:

          PHỔ THUYẾT SẮC THÂN KỆ

Vô vị chân nhân xích nhục đoàn

Hồng hồng bạch bạch mạc tương man

Thùy vi vân quyển trường không tịnh

Thúy lộ thiên biên nhất dạng sau

                                   Trần Thái Tông

DỊCH THƠ

  KỆ BÀN VỀ ” SẮC THÂN “

Vô vị chân nhân thịt đỏ au

Hồng hồng trắng trắng dối chi nhau

Ai hay mây cuốn trời quang tạnh

Núi hiện chân trời biếc một màu

                                Huệ Chi

    Dân gian thường nói ” Hơn nhau tấm áo manh quần. Cởi ra mình trần ai cũng như ai”

Ở đây tg bảo ta đừng phân biệt.Nếu bỏ cái thành kiến phân biệt đi thì mọi vật hiện ra bình đẳng cả.Phật và chúng sinh;phàm và thánh có khác gì nhau. Cái hình ảnh “khối thịt đỏ”; cách biểu đạt”dối lừa nhau”rất mạnh mẽ. Tg nhằm lột bỏ lớp sơn hào nhoáng huyền hoặc mà người đời thường lầm lạc khoác lên cho những gì họ thần thánh hóa. Để lôi kéo đối tượng ra khỏi sự mê muội. Tính ẩn dụ ở hai câu kết càng làm tăng thêm sức mạnh cảnh tỉnh đối tượng.

  2/ Loại thơ đích thực (Bày tỏ cảm xúc mang ý vị thiền trước cái đẹp của thiên nhiên cuộc sống ; trạng thái tâm tư ; cái đẹp vi diệu của thế giới tâm hồn )qua bài:

          THỊ TU TÂY PHƯƠNG BỐI

Tâm nội Di Đà tử má khu

Đông Tây Nam Bắc pháp thân chu

Trường không chỉ kiến cô luận nguyệt

Sát hải trừng trừng dạ mạn thu

                               Tuệ Trung*

*Tuệ Trung(1230-1291),tên Trần Tung, tức Hưng Ninh Vương.Con trai An Sinh Vương Trần Liễu.Anh ruột Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn.

DỊCH THƠ.

 BẢO NHỮNG NGƯỜI TU TÂY PHƯƠNG

Thân báu Di Đà ẩn đáy lòng

Bốn phương thân pháp tỏa mênh mông

Bầu trời chỉ thấy vầng trăng quạnh

Đêm vắng vào thu biển Phật trong

                                            Huệ Chi

   Hai câu cuối tg cho ta thấy một vầng trăng vằng vặc giữa bầu trời mênh mông.

, và cái bể Phật trong suốt tĩnh lặng giữa đêm thu, đối lập mà hài hòa như trí tuệ bát nhã

xuất hiện giúp người dạt dào, nhận cái hư không huyền diệu của bản thể,ngọn nguồn của muôn loài. Một hình ảnh rất đẹp, giầu tính thơ giúp người đọc phát hiện được mối quan hệ giữa bản thể và hiện tượng để tỉnh thức mọi lầm lạc. !

  3/.  Song song tồn tại với loại thơ kệ, thơ thiền đích thực, thơ ĐL thời Trần đã đi sâu phản ánh đời sống thực tế hơn. Một lần phạm tội Trần Khánh Dư phải đi đầy lên rừng đốt củi lấy than. Ông viết bài :

               BÁN THAN

Một gánh càn khôn quảy tếch ngàn

Hỏi chi bán đó,gửi rằng than

Its nhiều miễn được đồng tiền tốt

Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn

Ở với lửa hương cho vẹn kiếp

Thử xem sắt đá có bền gan

Nghĩ mình nhem nhuốc toan nghề khác

Nhưng lệ trời sinh lắm kẻ hàn./.

                                  Trần Khánh Dư

    Vẫn niêm luật quy tắc khắt khe của thơ ĐL.Nhưng nội dung ,hình tượng,ngôn từ,ý tứ ta không còn thấy tính thiền tông xuất hiện ở đây nữa. Mà ngôn từ rất bình dân lột tả cuộc sống của một người (nghèo hèn vô danh phận)đốt than kiếm sống. Thế nhưng câu phá đề

cho ta thấy một con người rất khác,rất lớn về ý chí và tâm hồn. Cái gánh của ông một bên là trời ,một bên là đất; mà chỉ quảy (như không có trọng lượng) tếch(nhanh ,nhẹ nhàng như gió)lên ngàn. Hỏi bán gì,trả lời bán than.Làm nổi bật thân phận con người bán than.

Cặp thực, rất thực.Nhưng chúng ta cũng phải suy ngẫm. Tuy nghèo hèn nhưng tấm lòng  vẫn trong sáng, không làm điều gì sai trái.(…miễn được đồng tiền tốt;nài bao gốc củi tàn.)

Cặp luận, nâng ta lên tầm cao để nhìn xoáy vào thế sự.

                    Ở với lửa hương cho vẹn kiếp                   

                    Thử xem sắt đá có bền gan

   Lửa hương là nơi đốt than.Nhưng cũng là nơi phồn hoa kinh kỳ

  .Sắt đá,ý chí chịu đựng bền bỉ để đạt được mục đích cuối cùng.

   Câu kết. Thấy vất vả cũng dao động .Nhưng cũng phải tuân theo cái định mệnh trời ban. Trời là vua quan; giai cấp thống trị…và có cả những kẻ máu lạnh( kẻ hàn).

   Nhiều vị tướng xông pha trận mạc, nhưng tâm hồn lại rất thơ. Như Phạm Ngũ Lào

kể nỗi lòng qua bài:

                   THUẬT HOÀI

Múa giáo non sông trải mấy thâu

Ba quân hùng khí nuốt sao Ngưu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống hẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

                                  Phạm Ngũ Lão

  Rõ ràng niêm luật qui tắc là của thơ ĐL nhưng ta thấy ngôn từ chữ nghĩa nó rành rọt,trong sáng, minh bạch, dễ nghe dễ hiểu. Không cảm hoài ngôn chí mà thể hiện tình cảm ,lòng yêu quê hương đất nước , ý chí chống giặc giữ nước rất rõ ràng. Đường công danh nam nhi ai cũng còn nợ với nước, nếu chưa cầm gươm giết giặc .

       Thời hậu Trần, chính sự bê trễ, tình hình chính trị xã hội rối ren, thù trong giặc ngoài nhiễu loạn. Hồ Qúi Ly tiếm quyền. Họ Nguyễn Cảnh làm quan có công giúp nhà Trần dẹp giặc giữ nước. Ông khâm sai thân sinh ra Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cảnh Dị qua đời. Khi bị bức bách nhà vua vời hai ông con ra giúp nước nhưng tuổi đã già. Nên ông Nguyễn Cảnh Di viết bài:

       LONG THUẬT ĐỀ

Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Trí chủ hữu hoài phò địa trục

Trẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỷ độ cam tuyền đới nguyệt ma

                        Nguyễn Cảnh Dị

 

         Đây là tâm sự của các bô lão thời Trần khi quốc gia hữu sự. Đời còn ngổn ngang bao nhiêu việc, nhưng tuổi đã già. Mà cũng chỉ biết ngồi nhìn, ngẫm cái sự đời.

Gặp thời thì bọn câu cá,đồ tể cũng ” thành công dị”. Vận hội đã không còn thì đến anh hùng cũng nuốt hận thôi . Muốn giúp chúa thay đổi thế cuộc.Đem binh đi cứu vãn non sông đất nước.Chưa báo thù được cho đất nước thì đầu đã bạc. Nhớ mãi những đêm mài gươm dưới trăng bên suối mà lòng đau .Toàn cảnh bài thơ ngôn từ chữ nghĩa không thấy cảm hoài ngôn chí , sắc sắc không không của thiền tông như trước nữa. Mà rất đời ,rất đương đại, nói rõ cái hoàn cảnh XH và tâm tràng con người lúc bấy giờ.

        * VỀ NỘI DUNG: Thường thể hiện thế giới quan , nhân sinh quan Phật giáo. Vũ trụ van vật , trong đó có con người vốn cùng một bản thể mà ra. Mọi chúng sinh đều có Phật tính : Tức cái tính giác ngộ , sáng suốt, hiểu biết , hồn nhiên .  Nhưng con người sinh ra có hình tướng, giác quan , tiếp xúc với ngoại vật , nên từ đó mỗi người có một cái tâm ; thường xuyên cảm ứng với ngoại vật: như vui buồn, thương ghét , giận hờn,…Và đặc biệt là ham muốn – Những ham muốn này thúc đầy con người hành động tạo nên nghiệp . Và nghiệp này là cai ” NHÂN ” để tạo nên cái “QUẢ ” tương xứng mà con người sẽ nhận được ! Như vậy con người bắt đầu rời xa cái tự tính bản thể hồn nhiên trong sáng ban đầu ( Nhân chi sơ ; Tính bản thiện ) để đi vào vòng ” luân hồi ”  Nhân – Qủa(Tính tương cận ;Tập tương viễn) và chìm đắm trong bể khổ .Và ngược lại , như bài:

        

                          THOÁT THẾ

Phiên thân nhất trịch nhất phần lung

Vạn sự đô lô nhật nhãn không

Tam giới mang mang tâm liều liễu

Nguyệt hoa tây một nhật thăng đông

                                   Tuệ Trung

DỊCH THƠ

            THOÁT ĐỜI

Xoay mình một ném vượt ra lồng

Muôn sự đều không nhập mắt không

Ba cõi thênh thang lòng sáng rỡ

Trăng tây vữa lặn nhú vầng đông.

                               Đào Phương Bình

   Xoay mình một cái là vượt khỏi mọi trói buộc. Đây là phép ẩn dụ khi tâm thế của con người trong sáng thì ở giữa chốn bụi trần cũng không nhiễm bụi trần. Hòa nhập với qui luật tự nhiên như trăng lặn về tây ; mặt trời mọc ở phía đông vậy.

             Muốn cắt đứt được vòng luân hồi phải tu tâm – Nghĩa là ý thức được thế giới này chỉ là ” vô thường “, đầy biến động không ngừng thay đổi : Sinh – diệt & ngược lại; để giữ an nhiên ,không lo sợ, mà sống thanh thản, hòa nhịp cùng quy luật của cuộc sống.Tuy vậy cuối đời Trần thơ ĐL đã đi sâu vào phản ánh cuộc sống đời thường(bán than).Đề cao phận sự của đấng nam nhi(thuật hoài).hay bổn phận của con người với giang sơn đất nước(long thuật đề)…

  * VỀ NGÔN NGỮ:

      Thơ ĐL thời Trần có cái nét đặc trưng chung của nghệ thuật trung đại phương đông. Đó là tính hàm súc : Theo đó là tính tượng trưng, ẩn dụ, điển cố. Nhưng lời nói hữu hạn không diễn đạt được hết cái chân lý vô cùng ; vừa hằng thường vừa hàm chứa cái biến dịch huyền diệu khó nắm bắt. Cho nên thơ thiền mới xuất hiện cái nghệ thuật ” Ngôn vô ngôn “- nói theo Lão Tử ; hay theo Trang Tử thì ” Thính hồn vô thanh “. Thực tế đó là cách tiết kiệm tối đa ngôn từ.Lời thơ cốt để khơi gợi hơn là tham vọng diễn tả trọn vẹn đối tượng. Có những bài thơ mà lời thơ hiện ra trước mắt người đọc không phải là phần chính yếu; mà cái phần chính yếu là cái không nói được nên lời; cái ẩn đằng sau những từ

ngữ được gợi lên vô cùng vô tận từ sự kết liên sống động từ những câu chữ, hình ảnh, âm thanh ,nhịp điệu. Đó là phương pháp nghệ thuật lấy ” hư diễn thực “- cái có phát sinh từ cái không. Như bài :   MỘC TRUNG HỮU HỎA

                            Mộc trung nguyên hữu hỏa

                            Nguyên hỏa phục hoàn sinh

                            Nhược vị mộc vô hỏa

                            Toản toại hà vô manh

                                                 Khuông Việt

 

                       Dịch thơ:  TRONG CÂY CÓ LỬA

                                         Lửa trong cây có sẵn

                                         Dù tắt lại bùng phát

                                         Nếu bảo cây không lửa

                                         Xát mạnh sao cháy ngay

                                                                Ngô Đức Thọ

    Đây là ẩn dụ sinh động Phật tính đều có trong mỗi người. Mỗi con người đều có khả năng dạt dào. Câu giả thiết nêu phản đề để truy bức đối tượng.  Câu nghi vấn cuối cùng làm thức tỉnh sự lầm lạc ngay tức khắc. Bài ngũ ngôn tứ tuyệt kiệm lời đến tối đa, càng làm nổi bật tính hùng biện sắc mạnh của nó.

         Mặt khác chủ trương ” tam giáo đồng nguyên” cũng ảnh hưởng đến  thơ ĐL trong  Thiền môn rất nhiều.

   * VỀ HÌNH TƯỢNG.

   Thơ ĐL thời Trần với tinh thần :

  – “Phá chấp” đề cao con người tự do . Không vướng mắc vào giáo lý kinh điển, vào cả Phật lẫn Tổ.

  – ” Vô ngã ” Vượt lên trên sự ràng buộc của chính bản thân để đạt đến cái tâm bình đẳng, cái nhìn độ lượng đối với vạn vật. ( làm tốt mọi việc ở mọi tình huống ).

  – ” Vô ngôn “.Lặng yên mà dạt dào phong phú thể nhập cùng vạn vật và vũ trụ… Âý là con người được giải thoát khỏi những ràng buộc của thế giới trần thế.

     Chủ trương – phá chấp hay tinh thần vô ngôn, vô ngã đều là phương tiện để đạt đến mục đích này. Thoát khỏi ràng buộc của trần thế, thực hiện được mục đích trên con người cần phải có cái ” dũng ” ; nghĩa là phải tự tin vào sức mạnh của chính mình. ( lửa trong cây có sẵn ). Thơ ĐL thời Trần mang tính Thiền luôn đề cao tính tự lực, khả năng độc lập sáng tạo của con người.

  * VỀ KHÔNG GIAN.

  Không gian trong thơ ĐL thời Trần là không gian bao la khoáng đạt,trong trẻo và bình lặng. – Đặc trưng cho cái  ” không ” ( sắc sắc không không ) của thơ thiền. Tâm thiền là cái trống không bình đạm , không màu không nùi không vị, trong lặng. Không có sự say đắm ngọt ngào, nồng cháy. Không gian này là ngoại cảnh và cũng là tâm cảnh. Trong đó hàm chứa sự chuyển động ,sự đối lập – Sự đối lập biện chứng giữa cái vô cùng lớn lao và cái vô cùng nhỏ bé.

                       Càn khôn tận thị mao đầu thượng

                       Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

  Nghĩa là : Trời đất hết thảy đều ở trên đầu một sợi lông

                   Mặt trời mặt trăng chứa đựng trong một hạt cải

   như bài : ĐÁP PHÁP DỤNG SẮC KHÔNG, PHÀM THÁNH CHI VẤN

                    Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không

                    Học đạo vô qua phỏng tổ tông

                   Thiên ngoại mịch tâm nan định thể

                    Nhân gian thực quế khởi thành tùng

                   Càn khôn tận thị mao đầu thượng

                    Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

                    Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ

                    Thùy tri phàm thánh dữ tây đông

                                                      Khánh Hỉ

Dịch thơ:TRẢ LỜI PHÁP DỤNG SẮC KHÔNG PHÀM THÁNH

                Kiếp trần khoan nói sắc cùng không

                Học đạo gì hơn hỏi tổ tông

                Tâm kiếm ngoài trời nan định thể

                Quế trồng cõi tục há đâm bông

                Mảy lông chứa cả kiền khôn rộng

                Hạt cải thu gồm nhật nguyệt trong

                Trước mắt nắm ngay công dụng lớn

                Ai hay phàm thánh với tây đông

                                                      Khánh Hỉ

     Ở đây tác giả muốn bảo ta học đạo phải tìm nguồn gốc. Nguồn gốc ấy là chân tâm. (tự tính của con người)  Đi hỏi  ” sắc ,không ,phàm, thánh ” chẳng khác đi hỏi chân tâm ở ngoài trời, cả đời cũng không thấy. Căp luận của bài thơ , với sự vận động biện chứng giữa hai mặt đối lập là rất độc đáo. Nó cho thấy mỗi vật thể dù nhỏ bé đều có chứa cả vũ trụ trong đó. Con người cũng vậy. Trời đất nhật nguyệt ở ngay trên đầu ngọn cỏ ;ở trong một hạt cải. Không ở đâu xa ,ngay trong tầm tay còn kiếm đâu nữa. Cần chi phải đi tìm cái hư danh ” phàm, thánh , tây , đông ” Ai có thể xác định cái khái niệm tương đối đó. Việc làm này như đuổi bắt cái bóng vậy. Nhờ có không gian hình tượng mà tính hùng biện của bài thơ rất cao.

       Về sau không gian này nó không còn tĩnh lặng thiền tông nữa,mà nó đã sống động hơn nhiều theo thời cuộc.

      Tóm lại thơ ĐL thời Trần là sản phẩm của một nền triết học giầu tính tự do của một thời đại đậm đà tính nhân văn. Nó có sức thu hút nhờ xây dựng trên nền cơ bản là sự trực cảm tâm linh ,vượt khỏi tầng không gian của suy luận và nhận thức lý trí.

Có xu hướng vượt và phá bỏ mọi giới hạn đối với con người. Đúng hơn là khi con người đã thấu triệt chân lý (dạt dào)để vươn tới toàn năng, là một hữu thể vô hạn , vượt qua những cái hữu hạn…để tới cõi hằng thường; tung hoành ngang dọc, tự do tự taị mà không thoát ly thế sự. Biết giác ngộ ,đạt đến cuộc sống bình dị, có ý nghĩa trong cuộc đời này.Có thể nói thơ ĐL thời Trần đã thể hiện một con người tu dưỡng , có một cái tâm trong cuộc sống hài hòa cùng mạch sống dân tộc : ăn ,ngủ ,làm việc, đánh giặc cứu nước,hành động hợp thời ,hợp lòng người, thuận theo lẽ phải; như bốn câu cuối bài phú ‘ “Cư trần lạc đao ” Trúc lâm sư tổ Trần Nhân Tông đã nói trên.

    Như thế ta có thể nói thơ ĐL thời Trần lúc đầu mang tính thiền tông .Nhưng về sau này đã không còn cảm hoài ngôn chí nữa. Mà đã đi sâu hơn vào đời sống thực tế. Phản ánh sinh hoạt chính trị, kinh tế, xã hội, đánh giặc cứu nước. …

       Cũng phải nói thêm ,các Thiền giả muốn  ” tâm truyền ” ( không thể dùng phân tích để soi rọi, suy luận lý tính để truy tìm ý nghĩa, hay lời lẽ logic để diễn giải ). Nên người đọc cũng phải  ” tâm lĩnh ” (dùng trực cảm và kinh nghiệm tâm linh ) để thưởng ngoạn.

Nói vậy ” vô ngôn ” cả thì ai hiểu được . Lời ít cũng chỉ tương đối thôi và có mức độ.

         Kính thưa quý vị .Sự hiểu biết là hữu hạn trong cái vô cùng của kiến thức về thơ Đường Luật thời Trần. Chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đồng cảm của quí vị thì may mắn lắm lắm.

Xin trân trọng cảm ơn.

                                             Thanh Hóa ngày 20/5/2021

                                                         Người viết

 

 

                                                      Trần Quang Tuyến

                                            huyện Quảng Xương Thanh Hóa