TRẦN BÍCH SAN DANH NHÂN TRIỀU NGUYỄN – Qua Hải Vân quan

 

Trần Bích San (chữ Hán: 陳碧珊, 1840 – 1877), tự Vọng Nghi (望沂), hiệu Mai Nham (梅岩), được vua Tự Đức ban tên là Hi Tăng (希曾); là một danh sĩ Việt Nam thời Nguyễn.

Trần Bích San là người ở xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.Nay là phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Cha ông là Phó bảng Trần Đình Khanh tức Trần Doãn Đạt.

Thuở nhỏ, Trần Bích San từng theo học Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Năm Giáp Tý (1864), ông đỗ đầu kỳ thi Hương. Năm sau, ông đỗ đầu thi Hội và thi Đình, cho nên người đương thời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên.

Hơn 10 năm làm quan dưới triều Tự Đức, ông lần lượt giữa các chức vụ: Tu soạn Viện Hàn lâm, Án sát Bình Định, Biện lý bộ Hộ, Tuần phủ Hà Nội

Trong khoảng thời gian ấy, có lần ông làm Phó chủ khảo trường thi Hương Thừa Thiên (1868). Khi ra đề thi gợi ý sĩ tử, ông nói trái luận điểm của Tự Đức (vì lúc này nhà vua đã nhượng bộ, thỏa hiệp với thực dân Pháp), do đó ông bị giáng chức. Năm Canh Ngọ (1870), ông cũng đã từng được cử đi sứ sang Trung Quốc.

       Dưới đây xin trích trình bày một trong những tác phẩm của Tuần phủ Hà Nội, Trần Bích San, để chúng ta thấy được tinh thần yêu nước của ông, qua bài: Qúa Hải Vân Quan  (Qua quan ải Hải Vân)

過海雲關 原作陳壁珊                                        

 

上海雲臺              

壹鳥身輕獨往回              

草樹半空低日月              

乾坤隻眼小塵埃              

文非山水無奇氣              

人不風霜未老才             

莫道秦關征路險             

馬頭花盡帶煙開             

Nguyên tác: Trần Bích San

Tam  niên  tam thướng Hải Vân Đài

Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi

Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt

Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai

Văn phi sơn thủy vô kỳ khí

Nhân bất phong sương vị lão tài

Mạc đạo Tần quan chinh lộ hiểm

Mã đầu hoa tận đái yên khai

 

Dịch nghĩa: Qua đèo Hải Vân

Nguyên tác: Trần Bích San

 

Ba năm ba lần lên đài Hải Vân.

Con chim thân nhẹ một mình qua lại.

Cây cỏ ở giữa tầng không mặt trời mặt trăng ở dưới thấp.

Cả đất trời thu vào con mắt, cõi trần coi nhỏ không.

Văn không có sông núi thì không phải là bài văn hay.

Người chưa dãi dầu sương gió thì người chưa già dặn.

Đừng tưởng nước Tần mới có đường hiểm trở.

(Ở đây) nơi đầu ngựa, hoa đều đội khói mù mà nở.

 

Dịch thơ:

Qua đèo Hải Vân

 

Ba năm đều đến Hải Vân đèo

Chim nhẹ thân hình chấp chới cao

Cây cỏ tầng không trăng dưới thấp

Đất trời tầm mắt cõi trần heo

Văn không sơn thủy chưa hàm súc

Người ít phong sương khó chống chèo

Đừng tưởng nước Tần đường hiểm trở

Ở đây đầu ngựa, khói, hoa treo.

 

Với cách viết phóng khoáng, không quá câu lệ vào câu chữ mà diễn tả được nội tâm của chính TG, trong bối cảnh xã hội đang nằm ở thời điểm suy vi. Đặc biệt TG dùng ngôn ngữ thơ Đường luật miêu tả cảnh tình non nước lúc bấy giờ, trong đó ông khéo ví mình như con chim lẻ đàn trước sự rối ren của xã tắc. Đồng thời ông cũng nhắc nhở thiên hạ rằng: Viết văn mà không có non sông thì chưa phải là bài văn hay, con người chưa trải qua sương gió thì chưa phải là con người già dặn.

       Đó là nghĩa thực trong cặp luận, ngoài ý đó ra đằng sau cặp luận còn hàm chứa những vấn đề chúng ta cần suy ngẫm:

        Ta thấy câu 5, nếu chỉ viết hình sông, bóng núi để câu câu thơ mượt mà, bóng bẩy uyển chuyển thôi thì câu thơ đã quá chuẩn rồi, nhưng không, ở đây TG đã lấy cảnh ngụ tình mà ẩn chứa suy tư của mình vào câu chữ để câu thơ còn chứa chất nỗi đau dân tộc. Nếu xã tắc không còn, làm gì có hiền tài, làm gì còn nguyên khí quốc gia, ở cuối câu 5 có hai từ KỲ KHÍ, kỳ khí có nhiều nghĩa, nhưng ở đây ta nên hiểu chữ Kỳ Khí như đã nói ở trên.

       Ta xem tiếp câu 6, TG đã đem triết lý rất đời thường để chúng ta hiểu trong cuộc đời này là: Nếu chưa từng chịu gian lao thì không thể chống đỡ với những khó khăn tiếp tới. Ngoài ý này TG muốn nhắn nhủ tới nhiều tầng lớp nhân sĩ, đồng thời cũng ngầm ám chỉ vào một số quan chức đương thời lúc đó rằng: Chỉ quen sống sa hoa đài các, thì làm sao chịu nổi với những biến cố thăng trầm của non sông đất nước.

      Qua một vài ý luận giải cặp luận bàì ( Qúa Hải Vân Quan) của Tuần phủ Trần Bích San mới thấy các bậc Tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta những giá trị về văn hóa nghệ thuật, triết lý nhân sinh, tình yêu quê hương đất nước, khí phách người Việt  Nam chúng ta.

      Năm Đinh Sửu (1877), ông được thăng Tham tri bộ Lễ, làm Chánh sứ sang Pháp. Chưa kịp đi, ông đột ngột mất ở Huế.

Sau khi mất, Trần Bích San được thăng hàm Tham Tri.

Trần Bích San là người có chí hướng, muốn đem tài năng ra giúp dân, giúp nước. Ông từng điều trần vạch rõ thói quan lại tham nhũng lúc ấy. Ông cũng đã đề xuất nhiều kiến nghị cải tổ giáo dục, tuyển chọn nhân tài, phòng thủ đất nước.

 

                                                                              Sưu tầm & dịch thuật

                                                                                Qúy Mỳ Nam Định