THÔNG BÁO HỘI THẢO :Thơ Đường luật thời nhàTrần

 

 

Thông báo:

 

       Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam , trong năm 2021 sẽ tiến hành tổ chức buổi Hội thảo “ Thơ Đường luật thời nhà Trần “. Vậy xin kính mời các Giáo sư , tiến sĩ , các vị học giả, các nhà nghiên cứu yêu quý thơ luật Đường… Tham gia viêt tham luận, đóng góp vào thành công Buổi Hội thảo. Bài viết xin được gửi về Văn phòng Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam  qua Email :

        vanphongminhtriet@gmail.com  hoặc–thoduongdatviet@gmail.com.

   Nếu phải gửi bẳng văn bản xin gửi về Văn phòng Trung tâm minh triết thơ Đường Việt Nam Số : 42/49 Trần Cung , Nghĩa Đô . Cầu Giấy , Hà Nội . Hoăc liên hệ với  các số Điện thoại : 091332007 –  0988476851 – 0983891945.

    Thời  gian chậm nhất hết ngày 30 tháng 08 năm 2021 .( Thời gian  tổ chức chính  thức sẽ có giấy mời tới  các quý vị ).

  Sau đây là đề dẫn của Ban Tổ chức để các vị lựa chọn nội dung tham luận:                               Xin cảm ơn!

 

 

                                Thơ Đường luật thời nhàTrần

                                       (Đề cương Hội thảo khoa học).

                                                                   Ban Tổ chức

  1. Ý nghĩa của cuộc hội thảo khoa học

 Thơ Đường luật vốn là sản phẩm  cuả Trung Hoa xuất hiện từ đời nhà Đường   đã là một thành tựu thi ca rực rỡ  nhất trong lịch sử thi ca nhân loại. Theo qui luật  tự thân của văn hóa trong đó có sự lan tỏa ảnh hưởng của một nền văn hóa lớn đối với các nền văn hóa trong khu vực, thơ Đường luật đã có mặt ở Việt nam từ cuối thời Bắc thuộc tiếp đó trải qua các thời đại Lý Trần Lê Nguyễn cũng đã là một thành quả thơ ca bề thé có vai trò chủ lực của thơ ca trung đại Việt Nam, góp phần tạo nên quốc hoa quốc túy quốc hồn Việt nam. Bước sang thế kỷ XX, văn học Việt Nam trên đường hiện đại, nhất thời có xu hướng do không hiểu  đặc trung  thể loại thơ Đường luật mà vội cho rằng  thơ Đường luật đã cáo chung bởi thơ Đường luật bóp chết cảm xúc của thơ ca. Thực tế thơ Đường luật có  lâm vào tình trạng thoái trào nhưng vẫn không chết. Luận án tiến sĩ của Trần thị Lệ Thanh về “ Thơ Đường luật Việt nam ở nửa đầu thế kỷ XX” là dựa trên kết quả sưu tầm được hơn7000 bài thơ Đường luật.. Trong đó ở phạm vi văn thơ yêu nước thì thơ Đường luật vẫn là chủ lực . Riêng lãnh tụ Phan Bội Châu có hơn 600 bài. vừa Hán vừa nôm. Trên  văn đàn công khai Quách Tấn và Ngân Giang nữ sĩ mỗi người có trên dưới hai ngàn bài .Một số nhà thơ mới khác như Hàn Mặc Tử cũng có thơ Đường luật. Đúng là phong trào Thơ mới đã trổi dậy với vai trò cách mạng thơ ca và thơ Đường luật không còn vai trò chủ lực nữa nhưng nói nó đã cáo chung thì không đúng. Đặc biệt là vào cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI thơ Đường luật đã trổi dây phi thường. Hay dở đến đâu chưa biết. Chỉ biết về khối lượng thì đã gấp bốn lần khối lượng thơ Đường luật của Trung quốc (20 0000/50 000). Đây  là sân chơi nghệ thuật lành mạnh vô tư chủ yếu là của lớp người già và có cả người trẻ mà hầu hết thuộc giòng dọĩ  Nho gia thuở trước  còn đọng lại trong dòng máu ít nhiều hồn thơ cổ điển. Ở đây hoạt động chủ yểú là sáng tác để giao lưu nhưng cũng có những nghiên cứu khám phá giá trị kho báu Đường luật của cha ông xưa để được hỗ trợ cảm hứng và cũng là để học tập kinh nghiệm sáng tác.  Đã có các cuộc hội thảo khoa học về thơ Đường luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhà thơ Tú Xương, của dòng văn học yêu nước và cách mạng nửa đầu thế kỷ XX..thơ Đường luật.thời nhà Lý. do Hội thơ Đường luật Việt Nam chủ trì. Nay  Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam, thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa Minh triết chủ trương tổ chức Hội thào khoa học về Thơ Đường luật thời Trần. là một thời đại tiếp nối thành tựu thơ Đường luật thời Lý với những thành tựu mới  trong tiến trình phát triển thơ Đường luật Việt nam thời trung đại. Mong dược quí vị  xa gần vốn say sưa với thơ Đường luật  hưởng ứng.tham gia Hội thảo. Hy vọng sẽ có được một công trinh khoa học thích đáng.về Thơ Đường luật thời Trần.

  1. II. Những nội dung cần có:
  2. Tổng quan về thời đại nhà Trần trong lịch sử dân tộc ở các phương diện kinh tế chính trị xã hội văn hóa quân sự Sự đánh giá của các sử gia xưa và nay về thời đại nhà Trân.
  3. Tổng quan về diện mạo và đặc điểm của văn hóa Việt Nam thời nhà Trần. Chú ý hơn đến vấn đề Tam giáo đồng nguyên và  Thiền phái Trúc lâm Yên tử trong lịch sử tư tưởng văn hóa dân tộc.
  4. Tổng quan về diện mạo và đặc điểm của văn học Việt Nam thời nhà Trần
  5. Tổng quan về diện mạo của thơ Đường luật thời nhà Trần.
  6. Những chủ đề chính của thơ Đường luật thời nhà Trần.
  7. Mối quan hệ giữa thơ Đường luật với Tam giáo đồng nguyên, thời nhà Trần..
  8. Những tác gia tiêu biểu của thơ Đường luật thời nhà Trần. Chọn một tác giả tự cho là xuất sắc nhât để giới thiệu
  9. Những bài thơ Đường luật hay nhất của thời nhà Trần. Chọn binh giảng một vài bài thơ tự cho là hay nhất.

   9..Vị trí của thơ Đường luật thời nhà Trần trong lịch sử thơ Đường luật  trung đại.

  1. Những bài học cho việc sáng tác thơ Đường luật thời nay từ thơ Đường luật thời nhà Trần..

 

III –  Kết luận :

   Nước Đại Việt dưới đời Trần xuất hiện nhiều thiên tài quân sự, tạo nên những chiến công sáng chói trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, nhân tài đời Trần không chỉ giới hạn trong lãnh vực quân sự, mà còn có rất nhiều nhân vật, nhà văn, thơ kiệt xuất trong lãnh vực văn học.

      Nếu thi ca và văn chương toát nên nền tảng của tư tưởng  Đại Việt,  từ đó được hệ thống hóa thành nhân sinh quan và triết lý Việt, thì đóng góp  thơ văn của đời Trần rất quan trọng trong việc phát huy một nền văn hóa thuần túy Việt Nam. Triều đại nhà Trần đã để lại một nền văn học có phần vượt trội, hơn hẳn đời nhà Lý.  Không những thế, dưới các triều đại Lý Trần  việc phổ biến chữ Nôm và Quốc ngữ  đã mở đầu cho nền thi ca Việt Nam  trung đại và hiện đại sau này, thi cho ta thấy người Việt đã bắt đầu phát huy một nền văn hóa đầy tự tin và ý thức độc lập, vượt lên khỏi ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa lệ thuộc.

     Cuộc hội thảo thơ Đường luật thời Trần thành công  góp  phần sáng tỏ thêm cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc .

                                                                        Ban Tổ chức