THỜI NHÀ NGUYỄN – MỘT SỰ BÙNG NỔ NGOẠN MỤC CHUYỂN TẢI THƠ ĐƯỜNG TỪ TRUNG ĐẠI SANG HIỆN ĐẠI

 

   THỜI NHÀ NGUYỄN –  MỘT SỰ BÙNG NỔ NGOẠN MỤC CHUYỂN TẢI  THƠ  ĐƯỜNG TỪ TRUNG ĐẠI SANG HIỆN ĐẠI

    Nguyễn triều  là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143  năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.  Song thời này  cũng có một số lượng nhà thơ sáng tác thơ luật Đường chữ Hán ,chữ Nôm và cả chữ quóc ngữ, kèm theo một số lượng tác phẩm thơ đồ sộ, coi như một sự bùng nổ ngoạn mục chuyển tải thơ luật Đường từ trung đại sang hiện đại .

  

 I/ Bối cảnh  lịch sử :

    Nhà Nguyễn ra đời đặt dấu chấm hết cho thời  Lê Trung hưng. bằng việc chiến thắng của Nguyễn Ánh và sau đó là việc thống nhất đất nước năm 1802. Cuộc nội chiến tuy dịu đi nhưng đất nước ta  bước vào thời kỳ suy kiệt về mọi mặt. Tới năm 1804  hai từ Việt Nam chính thức được lấy làm quốc hiệu , đặt nền móng cho thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1945). Một thời gian 143 năm dưới sự cai trị  của tập đoàn  phong kiến nhà Nguyễn. Thực chất sự thình trị nền tập quyền tự chủ, chỉ được tồn tại ở  Bốn đời vua  từ 1802- 1858   đó là : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

    Với Bốn đời vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, Vua  Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên cơ sở nền tảng Nho giáo. Vận hành đất nước vần theo kiểu thời Hậu Lê Nhưng trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, Thời Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng khiến người dân bất bình, đến thời Minh Mạng thì lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ vùng biên giới Campuchia, tổ chức xây dựng cung điện nên đã khiến ngân khố cạn kiệt, đến thời Tự Đức thì mọi mặt của đất nước đều sút kém. Từ thập niên 1850, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương mại, cải cách quân sự – ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số, còn đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách , mở cửa đất nước, nên vua Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này. Nước Đại Nam (Việt Nam lúc đó ) dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm.

    Tình hình đất nước như vậy  tuy có ít nhiều ảnh hưởng tới sự học hành của dân chúng. Nhưng với sự học của hoàng thân quóc thích trong triều thì vẫn tương đối phát triển. Đời vủa Minh Mệnh và Thiệu trị lại đông con nhiều cháu  Và chính ờ lớp người này được học hành cũng đã tạo ra rất nhiều nhà thơ nổi tiếng  trong Hoàng tộc nhà Nguyễn .

      Triều đinh Trung ương cũng chú trọng mở các khoa thi để tuyển dụng  người tài ra làm quan tham gia vào tập đoàn cai trị  Nên việc học ở một góc độ nào đó cũng  phát triển , việc thi cử đã kéo theo những nho sĩ , nối gót các nhà thơ ở vào thời Lê sơ, Lê Trung hưng, tạo nên một đội ngũ sáng tác thơ đông đảo .

        Như vậy từ năm 1802, chính thức lập nên triều Nguyễn, Tuy tình hình  nhìn chung có những mặt suy thoái. Nhưng vua Gia Long đã tập trung ổn định, củng cố chấn hưng đất nước. Từ đây, Việt Nam đã xây dựng nhà nước phong kiến độc lập trên một quốc gia thống nhất, kiến lập hệ thống Lục Bộ và tập trung chấn chỉnh về quân sự, ngoại giao. Năm 1820, hoàng đế Minh Mạng nối ngôi đã có nhiều cải cách quan trọng, đặc biệt là công cuộc cải cách hành chính, làm cho mọi mặt văn hóa xã hội có nhiều sự phát triển đáng kể, đổi quốc hiệu là Đại Nam vào năm 1838. Tiếp theo là hoàng đế Thiệu Trị kế tục từ năm 1840, đã tiếp tục hoàn thiện và giữ gìn những thành tựu các triều đại trước để lại, chủ trương đường lối nội trị và ngoại giao có phần mềm dẻo hơn thời Minh Mạng. Năm 1848, hoàng đế Tự Đức lên ngôi, giai đoạn khoảng 20 năm đầu khá thịnh trị. Triều đại Tự Đức có nhiều chỉnh đốn, sửa sang về khoa cử, đặt ra Nhã Sĩ Khoa và Cát Sĩ Khoa, để chọn lấy người có tài văn học ra làm quan. Tuy vậy, triều Tự Đức gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đất nước phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm. Nhưng thời gian đầu qua  ổn định, rồi phát triển, thịnh trị. Đây là nền tảng xã hội cho sự phát triển văn hóa.

     Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1945 là thời gian Việt Nam mất quyền tự chủ, thực dân Pháp đã kiểm soát mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội. Có thể thấy rằng, ở giai đoạn này nhiều chính sách trong đối ngoại của triều Nguyễn đã không còn phù hợp với bối cảnh quốc tế.

     Các vị vua như Hàm Nghi (1884-1885), Thành Thái (1889-1907), Duy Tân (1907- 1916) với lòng yêu nước và ý thức dân tộc đã tìm cách chống lại thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, nhưng đều không thành công và bị đày biệt xứ. Đến tháng Tám năm 1945, cách mạng Việt Nam (Việt Minh) đã giành chính quyền về tay nhân dân, vua Bảo Đại đã tuyên Chiếu thoái vị, chấm dứt chế độ Quân chủ ở Việt Nam, chấm dứt 143 năm tồn tại của triều Nguyễn.

 2/ Sự bùng nổ ngoạn mục của thơ Đường (thơ Chữ Hán và chữ  Nôm  

      2.1. Thời kỳ sơ khai

      Theo quốc sử Việt Nam thì từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần, ở Đại Việt đã có nhiều người làm thơ phú bằng chữ Nôm, đặc biệt có Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố,

   Nguyễn Thuyên  , thời Trần Nhân Tông . Tác phẩm Phi sa tập ( 披沙集 ) của ông gồm nhiều bài thơ phú chữ Hán và cả chữ Nôm. Nhưng tất cả đều thất truyền. Tương truyền thơ chữ Nôm của Hàn Thuyên mở đầu cho việc kết hợp thơ ca dân gian người Việt với thể thức thơ Đường (có biến đổi về số chữ và niêm luật) để có một thể thơ mà người đời sau gọi là  thể thơ “Hàn luật”.

   Cùng thời với Hàn Thuyễn, Nguyễn sĩ Cố ( 阮 士 故)  ông  nổi tiếng đương thời về tài làm thơ Nôm,  nhưng tác phẩm cũng đều thất truyền. Tương truyền thơ ông có ý vị trào lộng, người ta đã ví ông giống với Đông Phương Sóc  đời Hán.

   Trần Khâm ( 陳欽 1258 – 1308) tức Trần Nhân Tông   ông là tổ thứ nhất phái Phật họcTrúc lâm ở núi Yên Tử. Trần Nhân Tông viết nhiều tác phẩm thiền học và thơ Thiền bằng Hán văn. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm còn lại đến nay có một bài phú và một bài ca. Đó là bài Cư trần lạc đạo phú ( 居 陳 樂 道 賦 ) và bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca  ( 得 趣 林 泉 成 道 歌 ).

     Lý Đạo Tái  (李道載 1254 – 1334) tức là sư Huyền Quang, tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, cùng thời với Trần Nhân Tông. Ông cũng là người viết nhiều tác phẩm về thiền học, và cả thơ chữ Hán. Trong tập Thiền tông bản hạnh nói trên có bài Vịnh Hoa Yên tự phú ( 詠 華 煙 寺 賦 ) viết bằng chữ Nôm.

      Mạc Đĩnh Chi  (莫 挺 芝 1272 – 1346). , làm quan dưới triều Trần Anh Tông và Trần Hiển Tông. Ông sáng tác nhiều bằng Hán văn, nhưng chỉ còn lại bài phú Ngọc tỉnh liên phú ( 玉 井 蓮 賦 ) và bốn bài thơ chữ Hán. Riêng về văn thơ chữ Nôm, ông được coi là tác giả bài Giáo tử phú ( 教 子 賦 ) gồm 204 câu, mối câu 4 chữ, được khắc ván in cùng với tác phẩm của vua Trần Nhân Tông và sư Huyền Quang trong tập Thiền tông bản hạnh.

      Chu Văn An  Riêng về thơ chữ Nôm ông có Tiều ẩn quốc ngữ thi tập ( 樵 隱 國 語 詩 集), nhưng nay cũng đã bị thất truyền.

      Hồ Quý Ly  là vua đầu tiên triều nhà Hồ, một triều đại ngắn ngủi ở Việt Nam, Hồ Quý Ly là ông vua đầu tiên nêu chủ trương dùng chữ Nôm tiếng Việt thay chữ Hán trong công văn, chiếu chỉ, và cho dịch kinh sách chữ Hán sang chữ Nôm. Chủ trương này về sau, vào cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung  Nguyễn Huệ  cũng lại đề ra, song đều chưa kịp thực hiện. Bản thân Hồ Quý Ly đã dùng trước thuật bằng chữ Hán và sáng tác thơ văn chữ Nôm. Nhưng tất cả đều bị nhà Minh tiêu hủy. Sau này, khi thoát khỏi ách thống trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã thu thập lại được 30 bài thơ chữ Nôm của ông, nhưng rồi đến lượt Nguyễn Trãi bị nạn, tất cả  cũng đều đã thất lạc.

       Như vậy, trong suốt hai thế kỷ XIII và XIV, là thời kỳ mở đầu cho nền văn học chữ Nôm, đến nay chỉ còn lại 4 tác phẩm: 1 bài ca và 1 bài phú của Trần Nhân Tông, 1 bài phú của Huyền Quang và 1 bài phú của Mạc Đĩnh Chi. 

     Theo dõi sự phát triển của Thơ luật Đường dần từ chữ Hán sang chữ Nôm ta đều thấy một hiện tượng với lòng tự tôn dân tộc Ở các giới nho sĩ, luôn có sự cách mạng trong ngôn ngữ dân tộc  Chính vì vậy dân ta đã thoát khỏi sự Hán hoá Không những thế ngày còn Việt hoá thơ luật Đường thành một mảng văn học to lớn hết thời Trung đại và dần đồng nhất vào thời kỳ ảnh hưởng văn hoá Tây phương. Thời kỳ này đã có sự chuyển dịch  từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ. Đê có những áng thơ, những nhà thơ viết thơ Đường luật bằng tiếng quốc ngữ . Bên cạnh dòng thơ mới, thời kỳ này nổi lên một dòng thơ luật Đường yêu nước (1930-1945)  được hình thành  trong giai đoạn lịch sử cuối triều Nguyễn ..

  2.2  Sự bùng nổ thơ luật Đường thời Nguyễn:

       Một đội ngũ đông đảo sáng tác thơ luât Đường đã được hình thành còn có cả những nho sĩ từ thời Lê Trung hưng về trí sĩ nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Từ năm 1800 trở về sau  ngoài Phạm Quý Thích, dòng họ Ngô  Thì , Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Cao Huy Diệu, dòng họ Phan Huy , Nguyễn Văn Siêu, Cao Xuân Dục, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến,  Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huy Lượng , Phạm Thái, Hồ Xuân Hương , Phạm Hổ , Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh quan), Dương Quảng Hàm v.v….Bên cạnh đội ngũ sáng tác đó còn có các quân vương triều Nguyễn như : Vua Thiệu Trị, vua Minh Mệnh  cùng  Vua Thành Thái, Vua Tự Đức … là những nhà thơ đóng góp nhiều  những trứơc tác có giá trị .. Đặc biệt hai Hoàng tử, và ba nữ sĩ (Tam khanh) là Ba công chua của Vua Minh Mệnh .là những nòng cốt dấy lên phong trào sáng tác thơ Đường luật. Hoàng tử Tùng Thiên vương và Tuy Lý vương lập nên Mạc vân thi xã. Một Hội thơ với mọi hình thức sinh hoạt Thơ không kém gì  Hội tao đàn (Nhi thấp bát Tú)  thờì vua Lê ThánhTông .Ở vùng đất mới phương Nam cũng có nhiều nhà thơ xuất hiện. Đây là thời gian sự có mặt của nhóm Gia Định tam gia gồm Ngô Nhân Tĩnh, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định cùng một số tác giả khác như Hoàng Ngọc Uẩn, Diệp Minh Phụng. Vùng đất này cũng đánh dấu sự ra đời của hai thi xã đó là Bình Dương thi xã và sau này có sự xuất hiện của Bạch Mai thi xã. Bình Dương thi xã ra đời ở Gia Định sau khi Gia Long lên ngôi khoảng một vài năm. Ban đầu thi xã này được gọi là Sơn Hội. Tác phẩm của Bình Dương thi xã thể hiện những niềm lạc quan trước vận hội mới thái bình, ca ngợi thiên nhiên cảnh sắc non nước trời Nam. Cùng thời với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu . và trong thời kỳ đất nước bắt đầu chuyển hoá có Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh, Trần Tuấn Khải, Hàn MặcTử, Quách Tấn, Dương Quảng Hàm, Sương Nguyệt Ánh … sau nữa là nữ sĩ Ngân Giang …cùng với tiến bộ nghề in, khắc bản mộc…Tất cả đã tạo nên một đội ngũ bề thế và một kho tàng văn thơ luật Đường đồ sộ.

       Chặng đường thịnh Nguyễn được xem là một thời kỳ văn học phát triển đến đỉnh cao với sự xuất hiện của một lực lượng sáng tác phong phú bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh giá về thời kỳ lịch sử này, GS. Sử học Trần Văn Giàu từng tổng kết: “Không có thời nào, văn hóa phát triển như thời Nguyễn. Hơn Tám mươi năm  Thời kỳ Thịnh Nguyễn (1802- 1884), sách vở, sáng tác gần bằng hoặc bằng, thậm chí nhiều hơn mấy trăm năm trước. Những nhà tư tưởng của triều Nguyễn có bước tiến bộ hơn những nhà tư tưởng trước đó. Có thể nói sự phát triển văn hóa dưới thời Nguyễn đi cùng với sự thống nhất quốc gia. Nhất là  sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển văn hóa rất nhiều” . Nhiều vị hoàng đế đã trở thành những tác giả lớn, tiêu biểu. Nhiều vị hoàng thân hoàng tộc đã để lại quá nhiều trước tác cùng hậu thế. Nhiều bậc quan lại, nho sĩ làm nên tên tuổi và đi vào lịch sử văn học. Tất cả các thành phần xuất thân của lực lượng sáng tác như vậy đã thể hiện một “sự bùng nổ” có tính lịch sử trong diễn trình văn học trung đại. “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán / Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường” – lời khen ngợi về văn chương đương thời tuy có phần ngoa dụ của vua Tự Đức nhưng cũng phần nào xuất phát từ hiện thực về sự thịnh trị của văn chương thời kỳ này. Các quan lại, nho sĩ như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bùi Hữu Nghĩa, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Vũ Duy Thanh, Phan Thanh Giản, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Văn Siêu, Trương Đăng Quế, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan),  Trần Tế Xượng, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Trần Tiễn Thành, Đặng Huy Trứ,Nguyễn Đình Chiểu, Quách Tán, Dương Quảng Hàm  Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh, v.v đều có thể là những đại diện tiêu biểu cho văn học thời kỳ này.Văn chương, đặc biệt là thơ ca của họ đã phản ánh sự đa diện của đời sống xã hội, thể hiện những suy tư về trách nhiệm của đình thần, vận mệnh của đất nước, những trở trăn, ưu tư của nỗi lòng kẻ sĩ trước thời cuộc.

   Đây cũng là bước phát triển manh mẽ từ thơ Đường luật chữ Hán, sang thơ Đường luật chữ Nôm, và sau cùng là thơ Đường luật chữ Quốc ngữ. Nó đồng hành và trải qua ba phân khúc thời gian.Một là chặng đường sơ Nguyễn (1802-1819), Hai.là chặng đường thịnh Nguyễn (1820-1883) và Ba là chặng đường suy Nguyễn (1884-1945).

    . Theo thống kê của Viện Hán Nôm, trong 63 năm (từ 1820 đến 1883), các hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã “ngự chế” 15.097 bài thơ văn dài ngắn khác nhau, được chép trong 25 tên sách, đóng thành 82 tập với 25.196 trang chữ Hán Nôm. Trong đó, tổng số lượng thơ của ba vị vua này thống kê được đã lên đến khoảng 11.800 bài (ước tính theo số làm tròn thì vua Minh Mạng có khoảng 4.200 bài thơ, vua Thiệu Trị có khoảng 3.200 bài, vua Tự Đức có khoảng 4.600 bài). Nếu đem so với các thi gia nổi tiếng thời trung đại thì số lượng trên là “vượt mức bình thường”: đại thi hào Nguyễn Trãi sinh thời sáng tác được gần 450 bài thơ; đại thi hào Nguyễn Du có khoảng 250 bài; thánh thơ Cao Bá Quát có chừng 1.400 bài. Trong Tạp chí Nam Phong có 1896 bài, An nam tạp chí 147 bài, Tản Đà 66 bài, Trần Tuấn Khải 108 bài, .Hàn Mặc Tử, QuáchTấn, Đông Hồ,Tương Phổ, Hằng Phương…Đặc biệt có Quách Tấn với hơn 1000 bài,. Ngân Giang nữ sĩ có hơn 2000 bài được mệnh danh là Nữ hoàng của Đường thi….. Điều này nói lên rằng, triều Nguyễn thực sự đã tạo nên một kỷ lục thi ca trong lịch sử văn chương của Việt Nam thời kỳ trung đại. Đây cũng là một sự bùng nổ ngoại mục để thơ Đường luật chuyển bước sang thời  hiện đại (1900 – tới nay)

.

   III/ Kết luận:  Các Văn nhân người Việt làm quen với cách luật thơ Đường từ rất sớm Từ làm theo Hán tự , sau dần chuyên sang thơ Nôm. Trải qua quá trình lịch sử của Đất nước. Từ khi còn thuộc đia phương Bắc cho tới Đất nước giành được quyền tự chủ ( từ Khởi nghĩa Ngô Quyền). Trai qua thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê , và tới thời Nguyễn, thơ luật Đường từ Hán tự chuyển dần sang thơ chữ Nôm(Người Việt – Kinh có chữ Nôm Việt, Người Tày có chữ Nôm Tày). tới thời Lê kỹ thuật in khắc mộc bản lại phát triển , trước hết ở vùng Hải Dương sau đó vào miền Trung (nơi có Cố đô triều Nguyễn – Huế) và lan toả vào miền Nam (thơi Nhà Nguyễn), đã tạo điều kiện cho việc sáng tác và in ấn thơ chữ Hán  thơ chữ Nôm. Theo chiều dài lịch sử ấy, với quy luật vận động của lịch sử, văn hoá dân tộc không những được bảo tồn tránh xa sự Hán hoá, văn thơ  Đường luật chữ Nôm được hình thành. Qua giai đoạn văn hoá phương Tây du nhập, phong trào thơ mới cũng không lấn át được sức sống thơ Đường luật chữ Nôm, mà nó còn duy trì vững chắc và chuyển hoá sang sáng tác thơ Đường bằng chữ Quốc ngữ cho tới nay những nguồn gien hoa quý ấy đã ngày càng sinh sôi phát triển thành rừng hoa ”thơ Đường đất Việt” . của thời kỳ Hiện đại .

                                                                                      Đức Thọ

Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam