THƠ CỤ NGUYỄN CAO
NGUYỄN CAO (1828 – 1887)
Nguyễn Cao hiệu là Trác Phong, người làng Cách Bi, huyện Quế Dương nay là Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Giải ngyên năm 1867, nhưng không chịu ra làm quan, về nhà mở trường dạy học. Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kỳ, ông mộ quân nghĩa dũng tham gia đánh giặc. Ông có công đánh dẹp Thanh phỉ, triều đình ép ông ra làm việc, ông nhận chức tri huyện rồi tri phủ. Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần thứ hai, ông đem quân lính và nghĩa dũng đánh giặc.Ông bị thương nặng, Bắc Ninh thất thủ, ông về lánh ở Kim Giang, nay là huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Hưởng ứng hịch Cần vương của vua Hàm Nghi năm 1885, ông lại đứng lên mộ quân đánh giắc, được cử làm Tán lý quân vụ Bắc Kỳ. Thế không chống nổi giắc, ông lại về Kim Giang ở ẩn. Pháp bắt ông, ông rạch bụng tự tử. Cái chết của ông làm kẻ thù khiếp sợ. Ông để lại nhiều thơ văn tập hợp thành tập Trác Phong thi tậ
KHỐC LAM KIỀU MÔN TỬ
Nguyên tác : 哭 藍 僑 門 子
從 遊 幾 得 似 藍 僑
冒 雪 衝 霜 為 我 求
天 道 最 難 窺 量 處
人 間 無 那 亂 離 秋
寧 甘 死 葬 豺 狼 吻
肯 忍 生 逢 白 鬼 憂
我 慟 哭 君 還 自 哭
雅 南 回 首 淚 交 流
Phiên âm :Khốc Lam Kiều môn tử
Tòng du kỷ đắc tự Lam Kiều,
Mao tuyết xung sương vị ngã cầu.
Thiên đạo tối nan khuy lượng xứ,
Nhân gian vô ná loạn ly thu.
Ninh cam tử táng sài lang vẫn
Khẳng nhẫn sinh phùng bạch quỷ ưu.
Ngã đỗng khốc quân, hoàn tự khốc,
Nhã Nam hồi thủ lệ giao lưu
Dịch thơ :Khóc học trò Lam Kiều
Mấy đứa theo thầy giống được con?
Tìm ta sương tuyết phận lo tròn.
Đạo trời vốn vẫn không lường được,
Ly loạn lòng người giữ nét son.
Thà chết thây chôn nơi miệng sói,
Không thèm sống với loại sài lang.
Thương con ta khóc, ta luôn khóc,
Ngoảnh hướng Nhã Nam lệ lại tràn.
Cố Nhà giáo Phạm Đình Nhân
Sưu tầm và dịch