Sắc riêng ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ ở thể thơ Đường luật (Trích)
Sắc riêng ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ
ở thể thơ Đường luật (Trích)
Mai Thị Huệ
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Nguyễn Khắc Hoạch từng nhận thấy “Nguyễn Công Trứ đã đem tính chất Việt Nam vào thơ Đường, khai thác tài liệu ca dao tục ngữ dùng rất nhiều danh từ và thành ngữ bình dân đặc biệt Việt Nam”
Tuy nhiên đấy mới chỉ là nhận xét sơ bộ và từ góc nhìn không hoàn toàn từ ngôn ngữ. Cũng như bao nhiêu nhà nho khác, Nguyễn Công Trứ được đào tạo, tu luyện từ cửa Khổng
sân Trình nhưng ông không mang tính cách của một nhà thuần nho. Ngôn ngữ trong sáng tác của ông dường như ở thể loại nào cũng có giọng trào lộng, đùa cợt, nghịch ngợm. Điều rất đáng nói là thơ Đường luật là thể loại mang tính quy phạm cao nhất trong tất cả các thể
thơ trung đại, có yêu cầu khắt khe, chặt chẽ về mọi phương diện, từ ý tưởng, tứ
thơ đến ngôn từ thể hiện. Tất cả đòi hỏi phải nghiêm chỉnh, mực thước. Hiếm
thấy trường hợp nào phi chuẩn như Nguyễn Công Trứ. Đây là bài thơ phá
cách (thơ Đường luật) có một không hai, trước hết là về cấu trúc. Bài thơ
chỉ có 6 câu, dày đặc từ địa phương (“tiếng Nghệ”): giã, bình dân, thỏa sức bỡn cợt. Và đây,
Nguyễn Công Trứ Bỡn cô đào già:
“Liếc trông giá dáng mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười
Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết
Hoa tàn song lại nhị còn tươi
Chia đôi duyên nọ đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười
Vì chút tình duyên nên đằm thắm
Khéo làm cho bận khách làng chơi”
Có khi nhà thơ văng tục nhưng điều thú vị là vẫn được người đời tán đồng, hơn thế nữa, còn vui vẻ, khoái chí chấp nhận :
“Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi,
Lạt như nước ốc bạc như vôi
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhânnghĩađôiđườngnướcchảyxuôi…”
(Thế tình bạc bẽo)
Tục ngữ, thành ngữ trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Công Trứ chiếm tỷ lệ vào loại cao nhất .Có bài, cả bài câu nào cũng vận dụng một câu tục ngữ (nhằm chê những kẻ ích kỷ, vì lợi riêng mà trốn tránh việc chung, chỉ biết làm con mọt đục khoét xã hội):
“Cho hay trống thủng có làng bưng
Đã dễ rồi còn muốn dễ dưng
Hay :
“Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói rằng không đến
Đến thì mi nói đến làm chi
Làm chi tau đã làm chi được
Mặc sức đâm thùng và tháo đáy
Tha hồ tráo đấu lại lừa thưng
Làm được chi tau đã làm đi…”
(Bỡn nhân tình)
Khéo đem muối nọ gieo lòng biển
Nghĩ rút dây kia sợ động rừng
Xấu máu xin đừng ăn của độc
Ngôn ngữ của một kẻ sĩ thuần túy
khép mình theo tam cương ngũ thường
trong vòng cương tỏa của đạo hạnh
không như thế. Trái lại, Nguyễn Công
Trứ tung tẩy một cách thoải mái, rất dân
Rượu làng thì uống rượu mua đừng”
(Bọn ích kỷ)
Còn những bài ông mượn ngôn ngữ dân gian một cách sáng tạo một vài lần thì không hiếm. Chẳng hạn:
Ấm chè góp lá bàng, lá vối, pha mùi
chát chát chua chua,
Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn
miệng nhai nhai nhổ nhổ.”
Lạt như nước ốc bạc như vôi
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi
Chân có chẹt rồi thời há miệng
(Hàn nho phong vị phú)
Bức tranh nghèo khổ của kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ gợi cho người đọc nghĩ đến các bức tranh nghèo khác của bậc ẩn sĩ hàn nho về trước như Nguyễn Bính Khiêm, Nguyễn Thiếp… Nhưng
cái nghèo của họ là sự ung dung tự tại, cảnh ung dung của họ có màu thanh thoát, lý tưởng thi vị. Còn cái nghèo của kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ được miêu tả với những ngôn ngữ gợi hình vật phàm tục, với những đường nét thiết thực phản ảnh cảnh sống thực của kẻ sĩ hànnho: lợn gặm máng, chuột khua niêu, áo vải thô nặng trịch, khăn lau giắt đỏ lòm…Đấy là một thứ ngôn ngữ rất bình dân, ngôn ngữ đời thường
Thì ra nhà của một kẻ sĩ từng làm tới chức Tổng đốc Đông này cũng chẳng khác gì nhà
của bao người dân nghèo khổ khác. Bức tranh sinh hoạt ăn, mặc, ở của những kẻ sĩ chỉ lo: “Vũ trụ chi gian giai phận sự (Luận kẻ sĩ) được miêu tả một cách rõ nét. Phải nói rằng ngòi bút hiện thực là sở trường của ông. Với thể loại phú,ngòi bút sắc sảo Nguyễn Công Trứ cũng tung tẩy một cách thoải mái, như không có gì kìm hãm được.
M.T.H