MINH TRIẾT NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC QUA BÀI THƠ “ HỌC ĐÁNH CỜ” CỦA NHÀ THƠ HỒ CHÍ MINH

NHất Tâm

         Hai năm 2024 – 2025 là hai năm mang  nhiều dấu ấn lịch sử nước nhà . Ngày 7/5/2024 kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt hàng trăm  năm cai trị của Thực dân Pháp. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải  phóng Thủ đô; Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân dội Nhân dân Việt Nam. Năm 2025  Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam Thống nhất Đất nước. Kỷ niệm 80 năm  Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày 2 tháng 9  khai sinh ra  nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nay là Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Cả một chuổi những sự kiện hào hùng, chói lọi đó , đặc biệt năm 2025 là kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Nhà thơ Hồ Chí Minh. Trong tập” Nhật ký trong tù” của nhà thơ có bài thơ “ Học đánh cờ “ đã rực sáng, bừng lên sự minh triết nghệ thuật quân sự dựng nước và giữ nước của Cha ông ta mà nổi bật là từ khi Đất nước giành Độc lập .(2/9/1945). Bài thơ ba khổ tứ tuyệt liên hoàn thể luật Đường:

 Phiên âm chữ Hán :

  HỌC DỊCH KỲ

  Bế tọa vô liêu học dịch kỳ
Thiên binh vạn mã cộng khu trì
 

Tấn công thoái thủ ưng thần tốc
Cao tài tật túc tiên đắc chi 

       

 Nhãn quang ưng đại, tâm ưng tế
Kiên quyết thời thời yếu tấn công
 

Thác lộ song xa dã một dụng,
Phùng thời nhất tốt khả thành công. 

 

“Song phương thế lực bản bình quân,

 Thắng lợi chung tu thuộc nhất nhân” 

Công thủ vận trù vô lậu trước

Tài xưng anh dũng đại tướng quân 

                                   Hồ Chí Minh

Dịch sang tiếng Việt

 

HOC ĐÁNH CỜ

 

Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài

Tấn công thoái thủ nhanh như chớp
Chân lẹ tài cao ắt thắng người
 

 

Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tiến công
 

Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công

 

Vốn trước hai bên ngang thế lực,

 Mà sau thắng lợi một bên giành  
Trên công phòng thủ không sơ hở

Đại tướng anh hùng mới xứng danh . 
                                            Hồ Chí Minh .

Một chặng đường 30 năm giành độc lập,và giữ nước ( 1945- 1975) sự minh triết quân sự trong bài thơ Học đánh cờ. giúp chúng ta hiểu cặn kẽ về sự tài tình , sự thông thái tuyệt đỉnh của vị lãnh tụ thiên tài dân tộc. Vốn là một ngừơi yêu nước đã ra đi từ những năm 1911 tìm đường cứu nước. Khi trở về chuẩn bị cho những ngày tháng giành Độc lập thì Người lại  bị Quốc dân Đảng- Trung Hoa cầm tù  vào những năm bốn mươi của thế kỷ trước. 

           Chúng ta đều biết rằng, Hồ Chí Minh là nhà thơ không có chủ định, Người chỉ nhận mình là nhà báo, nhà cách mạng. Nhưng vì mục tiêu kiên định của cả cuộc đời Người là giải phóng dân tộc; Vì Người biết không thể ”ngửa tay” đòi xin độc lập được, chính thế và cần phải sử dụng sức mạnh và khả năng của các công cụ ngôn ngữ và các loại hình văn học nghệ thuật để truyền bá tư tưởng cách mạng, nên Người có Tập thơ “ Nhật Ký trong tù “. Nhờ đó, chúng ta có thể tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có một bộ phận quan trọng tư tưởng quân sự, thông qua thơ của Người. mà tiêu biểu là bài thơ “Học Đánh cờ” .Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh mô tả chiến lược mà các nhà lãnh đạo quân sự Việt Nam đã theo đuổi trong cả hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ cho tới ngày toàn thắng .Một sự diệu kỳ, một sự lý giải minh triết trong  mươì hai câu thơ theo thể luật Đường

     Khổ thơ đầu bằng hai câu,

     Bế tọa vô liêu học dịch kỳ
Thiên binh vạn mã cộng khu trì
 

    Dịch thơ tiếng Việt: 
Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài 

      Hồ Chí Minh đã dùng những ngày trong tù để ghi nhật ký bằng thơ, với tâm thế ung dung tự tại ”im lặng trầm tư”. Tình cảnh tù đày cực kỳ bi đát nhưng Người  vẫn dùng nó để chuẩn bị  tư tưởng cho một cuộc giành chính quyền ”trong chớp mắt”, Đó là cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi : Cuộc cách mạng Tháng Tám.-1945 
      Binh mã của Hồ Chí Minh là lực lượng của một nước có lãnh thổ nhỏ hẹp, hạn chế về các nguồn tài nguyên, chỉ có một vốn quý gần như duy nhất là con người với tình yêu nước, yêu tự do và truyền thống thượng võ. để chống lại những thế lực ngoại xâm mạnh hơn gẩp nhiều lần. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những cuộc chiến tranh tổng lực bằng sức mạnh toàn dân được phát động , với một phương trâm :“Lấy ít đánh nhiều, Lấy yếu chống mạnh”. Vi như cuộc chống xâm lăng, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII .
      Bằng cách thường xuyên áp dụng cách đánh có hiệu quả, một đội quân nhỏ hơn có thể tập trung các lực lượng chủ lực để liên tục giáng những đòn tấn công đánh lại một kẻ thù mạnh hơn, cơ động hơn. Như cuộc kháng chiến 10  năm của Lê Lợi . Điều này không giống với lý thuyết quân sự kinh điển của thế giới, cho rằng chiến thắng chỉ đạt đuợc bằng ưu thế quân số và trang bị. Những phương châm ”dựng nước, giữ nước” được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết không phải là chủ trương sức mạnh của vũ khí, thành quách như triều đại nhà Hồ, hoặc trông chờ ngoại viện mà là: 
   ”Lấy dân làm gốc, có dân là có tất cả”
”Lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta”. 

         Hai câu  sau của khổ thơ đầu là

                Tấn công thoái thủ ưng thần tốc
Cao tài tật túc tiên đắc chi 

       Dịch thơ tiếng Việt: 
Tấn công thoái thủ nhanh như chớp
Chân lẹ tài cao ắt thắng người
 .

      Ý thơ  Hồ Chí Minh đã chỉ ra một điều tưởng như đơn giản: trong chiến tranh việc điều động binh lực, dù công hay thủ, đều phải dứt khoát, quyết liệt, táo bạo, bất ngờ, không để đối phương kịp trở tay.  30 năm sau, nó  cũng trở thành mệnh lệnh nổi tiếng của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp vào  đầu tháng Tư 1975 gửi các đơn vị đang đổ vào chiến trường trọng điểm “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa.” Còn  với chiến  dịch Đông Xuân 1953-1954,  năm ngón tay của  Bác  đã dẫn đường cho một cuộc điều động binh lực tuyệt vời trên toàn chiến trường Đông Dương của Quân đội nhân dân (Một đội quân  mới Mười tuổi ), phá thế tập trung binh lực của kế hoạch Na-va.tiến tới mở ra cho chiến dịch Điện Biên Phủ
          Trong cờ tướng, cũng như trong đấu võ, theo quan điểm  chiến tranh thông thường,  cũng phải xây dựng được một tổ hợp đấu pháp cho từng giai đoạn chiến tranh, hợp lý gồm ra quân, đánh giữa ván,  kết thúc lúc  cờ tàn.

        Một tay cờ  thế trên ghế đá  gần đền Ngọc Sơn  thường nói: “Phải tính được trước đối phương ít nhất năm nước mới chắc thắng”.  Đó là khổ thơ trình bày quan điểm chỉ đạo chiến lược và thực hành chiến dịch. 
       Khổ thơ thứ Hai,  Hai câu đầu: 
Nhãn quang ưng đại, tâm ưng tế
Kiên quyết thời thời yếu tấn công
 

 Dịch thơ tiếng Việt: 
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tiến công
 .

     Hai câu thơ toát lên tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là đánh  phải chắc thắng rồi mới đánh. Lý do ấy khiến , Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1954  đã trải qua 11 đêm mất ngủ để đi đến “quyết định khó khăn nhất” trong đời binh nghiệp của ông, xoay cho miệng ”cái bẫy” Điện Biên Phủ sập xuống đầu chính những kẻ gài bẫy Từ chủ trương “đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc thắng chắc” Pháo binh kéo vào trân địa bao vây địch , rồi lại phải kéo ra  cho tới thời điểm quyết định lại kéo vào. Muốn bảo đảm luôn đánh cho thắng, phải liên tục ra đòn để xoay chuyển tình thế, để buộc kẻ địch phải bị động phân tán, để càng đánh càng mạnh. Hai vế này đối nhau về từ ngữ  và niêm luật. Nhưng vế quân sự là điều kiện cần và đủ của nhau, tương hỗ cho nhau. Phải nhận thức được cục diện mới tìm được cách đánh, tạo được thời cơ giành thế chủ động; phải chủ động tiến công mới biết địch, biết ta”. Điều này xuyên suốt toàn bài thơ Hai câu thơ kết của khổ thơ giữa là sự  tổng kết quan trọng nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đó là mối quan hệ thời và thế.

      Có lẽ, vì thế, Nhà thơ  Hồ Chí Minh, vốn đặc trưng bởi dáng vẻ lúc ung dung tự tạị, lúc xuất thần đầy ngẫu hững, đã dùng phép đối (đối ý, đối từ loại, tức là danh từ đối danh từ, động từ đối động từ ; cụm từ đối nghĩa cụm từ) rất nghiêm ngặt để nhấn mạnh quan điểm này. 
     Thác lộ song xa dã một dụng,
Phùng thời nhất tốt khả thành công. 

        Dịch thơ tiếng Việt: 
 Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công 

      Trong thế kỷ 13 quân Nguyên Mông ”vó ngựa đến đâu cỏ không mọc được đến đấy” đã xây dựng một hạm đội mạnh nhất châu Á để quyết chinh phục Đông Nam Á, trả mối thù với Đại Việt vì đã đánh bại họ hai lần trước đó. Trần Hưng Đạo dùng lại kế của Ngô Quyền, giả thua nhử địch vào bãi cọc Bạch Đằng, nơi các chiến thuyền lớn bị mắc cạn. và đã tiêu diệt quân xâm lược khiến cho chúng không bao giờ dám bén mảng tới .. Chiến thuật này  như được dùng lại ở Tây Nguyên  cuối năm 1965, khi bộ đội của tướng Nguyễn Hữu An  đã dụ  một đơn vị kỵ binh bay của Mỹ ham truy kích  ra khỏi đội hình đại quân  lọt vào thung lũng ”tử thần” la Drang mà tiêu diệt …. 
          Vì phong cách nghệ thuật  thơ của ”Nhật ký trong tù” là ”ý ở ngoài lời”, quân Tốt trong bài ”Học đánh cờ” là một nội hàm có tính khái quát cao. .Nếu chỉ xét cờ Tướng, những quân Tốt sang sông, di động ngang dọc như con Xe, của mốc năm 1972, đầu chiến dịch Quảng Trị, làm ví dụ. Con Tốt nhập cung, đó chính là bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của Tết Mậu Thân vang dội, đã đánh thẳng vào hậu cung của chính quyền Sài Gòn và ”boong ke”  của đại sứ Mỹ Bunker. Đặc công của Việt Nam lại là quân Tốt chiếu hậu, đánh thẳng từ trung tâm đầu não của đối phương đánh ra. Cũng có thể đó là những chiến sĩ tình báo trong địch hậu, với chiến công thầm lặng mà giá trị ngang với cả sư đoàn. Quân Tốt còn có thể hiểu là hoạt động của ba thứ quân trên ba loại hình chiến trường: rừng núi, đồng bằng và đô thị, lan tỏa từ suối nguồn Pác Bó tới rừng đước Năm Căn.của những chiến  sĩ rừng “Sác”. Quân Tốt lại có thể là khuôn mặt phụ nữ, của một cô gái biệt động Sài Gòn, hay một nữ thanh niên xung phong Trường Sơn, vào trận duyên dáng và quyết liệt như Bà Trưng, Bà Triệu năm xưa ,với tình thần. ”Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Con Tốt có thể là những thiếu niên tìm cách tham gia kháng chiến ”tuỳ theo sức của mình”, mà lịch sử Việt Nam cho thấy muôn vàn gương mặt anh hùng. Như Trần Quốc Toản, chỉ huy một đạo quân dưới cờ ”Phá cường địch, báo hoàng ân” khi vừa tròn mười sáu tuổi”. như  Kim Đồng , như Lê Văn Tám …. 
    Việc thiết lập những nền tảng khoa học cho chiến tranh nhân dân, bắt đầu từ chiến thuật du kích truyền thống ”dĩ đoản chế trường”, đã đưa ”con Tốt” đi từ thế hệ tầm vông, cạm bẫy lên thời đại công nghệ điện tử của ra- đa, tên lửa…

       Các nhà dùng binh Việt Nam không chỉ đề cập vấn đề “thế” và ”lực” mà còn rất coi trọng yếu tố thời cơ, bao hàm mối quan hệ biện chứng  giữa thời và thế. 
      Tạo thế đối nghịch với ”lạc nước” ở trên, Nguyễn Trãi từng viết ”Người cầm quân phải thông tường thời thế. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn.

    Mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy. Biến thiên ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay”. Nhà thơ Hồ Chí Minh  trong sinh hoạt chính trị còn giảng giải thêm về thế và lực như sau:  “Quả cân chỉ có 1kg, vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được hàng chục, hàng trăm cân

 

   Đó là thế thắng lực. Ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi”. 
Tương tác của các yếu tố thời-thế theo bài bản của binh pháp Việt Nam tạo nên những phút thăng hoa của lịch sử dân tộc, trong đó cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, chỉ trong một, hai tháng phát động đã giành thắng lợi . Điện Biên Phủ 1954  với 56 ngày đêm “ ngủ hầm cơm vắt” và Xuân Toàn  thắng  1975  với 55 Ngày Tổng tấn công là những mốc vàng son  đi vào lịch sử thế giới của thế kỷ XX.
  

      Tiếp tới  Khổ thơ kết, hai câu đầu: 
“Song phương thế lực bản bình quân,

 Thắng lợi chung tu thuộc nhất nhân” 
        Dịch tiếng Việt: 
 Vốn trước hai bên ngang thế lực,

 Mà sau thắng lợi một bên giành 
     Ở đây có lẽ  nhà thơ Hồ Chí Minh muốn chỉ ra quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua.   Và khác với trò chơi cờ hoặc những cuộc chiến trên các chiến trường rộng lớn khác. Cuộc chiến tranh giải phóng khó có kết quả hòa
    Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam là những cuộc chiến tranh chống kẻ thù mạnh hơn bội phần. Đó là phong kiến phương Bắc thời cổ – trung đại với cùng một phương thức sản xuất, nhưng giàu mạnh hơn gấp bội.  Ở thế kỷ XX, các thế lực ngoại xâm ở một trình độ cao hơn nhiều lần về phương thức sản xuất, và thế ”lấy yếu chống mạnh” của Việt Nam trong “Cuộc chiến  9 năm” cũng khó khăn hơn vạn lần. Không những phải dùng chiến tranh dài ngày, chiến tranh tổng lực (quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận) của toàn dân, ban đầu là ”chiến đấu trong vòng vây”, mà còn phải đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, phải đánh chắc, tiến chắc, nhằm tạo thời cơ đánh những trận lớn, xoay chuyển cục diện chiến trường. 

          Khi cán cân lực lượng đã đạt được cân bằng (ở đây không xét về số lượng quân sĩ hay trang bị, mà về sức mạnh kháng chiến của chiến tranh toàn dân so với ý chí của thế lực xâm lược) và bắt đầu có lợi cho bên kháng chiến, thì giai đoạn hai – đánh những đòn quyết định chiến trường bắt đầu. Điều này đúng cho cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. 
     Về phương châm giành thắng lợi từng bước trong chiến tranh, có thể dẫn câu thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh: 
                 Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào. 
                             (Hồ Chí Minh – Thơ chúc Tết năm 1969) 

     Sau khi ”đánh cho Mỹ cút”, đánh dấu bằng Hiệp định Pa-ri, Bộ Chính trị của Đảng đã dự kiến: ”tình hình có thể diễn biến theo hai khả năng, hoặc giữ được hòa bình, hoặc có chiến tranh trở lại, không thể có ảo tưởng địch sẽ thi hành một cách nghiêm chỉnh vì chúng rất lo ngại trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Thực tế ngày càng rõ, tình hình phát triển theo khả năng thử hai, vì Mỹ không ngừng tiếp tay Ngụy lấn chiếm và bình định, điên cuồng đánh phá cách mạng, hòng xóa bỏ vùng giải phóng, đẩy lùi lực lượng cách mạng”.

   Hai câu thơ cuối của bài: 
   Công thủ vận trù vô lậu trước

  Tài xưng anh dũng đại tướng quân 
Bản dịch tiếng Việt: 
  Trên công phòng thủ không sơ hở

 Đại tướng anh hùng mới xứng danh 
           Về giai đoạn ”đánh cho ngụy nhào”, tuy nhiều năm đã qua nhưng Trung tâm tổng kết Lịch sử quân đội Mỹ xem ra vẫn chưa vỡ  rõ được chuyện gì. Cuốn “Lịch sử quân sự Hoa Kỳ” dày 700 trang của Trung tâm này, biên niên mọi cuộc chiến tranh từ Cách mạng Hoa Kỳ cho tới chiến tranh Việt Nam, Có điều nhầm lẫn thật quá xa với những gì đã diễn ra  trên thực tế chiến trường.. 
    Câu thơ “ Lạc nước …. Binh pháp Việt Nam chỉ rõ, khi đối phương “lạc nước”, phải đánh một trận mở màn tạo thế ”sấm vang, chớp giật, trúc chẻ, tro bay”. 
        Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi xưa kia , đều khuyên nên đánh vào chỗ mềm, nơi địch yếu, không nên đánh vào chỗ cứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở những nhà cầm quân của Việt Nam: “phải tránh chỗ địch mạnh”. 
     Sau nhiều cuộc thảo luận, đã đi đến chỗ chọn Tây Nguyên, cụ thể là Buôn Ma Thuật, vì đây là chỗ không ngờ, lại là nơi địch tương đối yếu, nhưng không thể để mất

.    Giai  đoạn cuối này con đường Hồ Chí Minh có tầm quan trọng ngang với những con đường kéo pháo, tiếp vận  trước đây ở Điện Biên Phủ. 
       Chính trường Mỹ cũng góp ”công” trong việc tạo ra thời cơ.  để giai đoan “ Dánh cho Mỹ cút” giành thắng lợi

         Và như chúng ta đã biết, cuộc cờ đã kết ván trong mùa Xuân 1975. Từ trận mở màn Buôn Ma Thuật đến ngày toàn thắng chỉ vẻn vẹn có 55 ngày bằng thời gian của chiến dịch Điện Biên Phủ. Thời điểm này mặc dù Nhà thơ Hồ Chí Minh  đi theo các Mác , Lê Nin đã Sau năm nhưng “ Bác vẫn có mặt trong ngày vui Đại thắng”.
    , Chiến cuộc Xuân 1975 – chiến dịch Hồ Chí Minh là ”nước cờ chiếu hết thể hiện tài thao lược chưa từng có trong lịch sử”
         Bài thơ ”Học đánh cờ” là một câu trả lời súc tích cho câu hỏi ”Tại sao Việt Nam đánh thắng hai kẻ thù to như Pháp và Mỹ?” Điều này toát lên sự minh triết cho bài thơ  nói nên  binh pháp  quân sự Việt Nam,  Theo ý tại bài thơ tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, gồm bốn yếu tố: lực, thế , thời , mưu lực . Xét về phương diện vật chất của Việt Nam chưa bao giờ đáng kể so với đối phương, nhưng nó được nhân lên gấp bội nhờ thế, theo lý thuyết quả cân của Hồ Chí Minh. Thế được xây dựng nhờ mưu, và cũng chính mưu lược đã tạo ra thời để phát huy thế mà giành chiến thắng. Đó là lý do Việt Nam đánh thắng quân Nguyên mạnh nhất thế giới ở thế kỷ XIII. Đó cũng là lý do Việt Nam ”đánh thắng hai đế quốc to” trong thế kỷ XX, trong đó đế quốc Hoa Kỳ có tiềm lực kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới hiện đại. 
      TrongTập thơ ‘” Nhật Ký trong tù “ nói chung,  riêng bài thơ “Học đánh cờ” còn phảng phất phong cách của Nguyễn Trãi, hay các tướng soái đời Lý, Trần… lấy thi ca mà bàn việc binh đao. Nhưng sự minh triết của bài thơ, ý thơ, và cái kết thúc huy hoàng của thực tế Cách mạng Việt Nam mãi mãi làm rực sáng tính minh triết trong bài thơ “ Học đánh cơ” của Nhà  thơ Hồ Chí Minh ..

N.T