Khiéu Năng Tình nhà thơ cổ

 

Khiếu Năng Tình

Ông sinh ra tại  Chân Mỹtổng Tử Vinhhuyện Đại Anphủ Nghĩa Hưngtỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Năm 1878, ông đỗ Cử nhân (Hương cống). 2 năm sau, ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan Đốc học Hà NộiTế tửu Quốc tử giám[1].

Ông đã được các sĩ phu đương thời ca ngợi là người có tấm lòng bao dung, biết trọng dụng và góp công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Chính Khiếu Năng Tĩnh đã phát hiện và góp phần nuôi dưỡng cho tài năng của Phan Bội Châu. Bên cạnh sự nghiệp, Khiếu Năng Tĩnh còn để lại cho đời những tác phẩm văn thơ và địa chí đồ sộ như “Minh Mạng chính yếu”, “Luận ngữ diễn âm”, “Hà Nội tỉnh chí”, “Tỉnh địa dư chí lược” v.v…[2]

 

  




 

Huynh đệ đồng khoa cách

Đại tiểu giai tòng nhất hộ sinh,
Thập niên song hạ sự Chu Trình.
Cao khoa hữu nhật quan đồng bảng,
Dụ hậu quang tiền bất quý danh.

 

Dịch nghĩa

Lớn bé đều sinh ra từ một cửa
Mười năm đèn sách bên song dùi mài nghiệp Chu Trình
Có ngày coi thấy tên mình cùng đỗ cao khoa trên bảng
Làm cho tổ tông rạng rỡ, con cháu tốt lành khỏi thẹn với thanh danh

Bản dịch của Dương Văn Vượng

Lớn bé sinh ra từ một cửa
Mười năm phụng sự nghiệp Chu Trình
Cao khoa có lúc tên cùng bảng
Rạng rỡ tổ tông chẳng hổ danh

 

Bản dịch của Trương Việt Linh

Lớn bé cũng từ một cửa sinh
Mười năm đeo đuổi nghiệp Chu Trình
Bảng vàng có lúc cùng tên đậu
Rạng rỡ môn đường chẳng thẹn danh

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Lớn bé đều từ một cửa sinh,
Mười năm đèn sách nghiệp Chu Trình.
Thấy mình cùng đỗ cao trên bảng,
Rạng rỡ tông đường, khỏi thẹn danh.