ĐIỀU LỆ T/ TÂM MT TĐ VIỆT NAM

 

VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA MINH TRIẾT

TRUNG TÂM MINH TRIẾT THƠ

ĐƯỜNG VIỆT NAM

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

 

                                              ĐIỀU LỆ

TRUNG TÂM MINH TRIẾT THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM

(Phê duyệt kèm theo quyết định số 0320/QĐTL ngày 01 tháng 11 năm 2020)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Tên gọi biểu tượng

  1. Tên tiếng Việt: Trung tâm Minh Triết thơ Đường Việt Nam
  2. Tên tiếng Anh:
  3. Trung tâm có biểu tượng riêng đăng ký bản quyền theo quy định của Pháp luật.

Điều 2: Tôn chỉ, Mục đích

  1. Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam đã và đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và bảo tồn văn hóa thơ Đường đã được cha ông ta Việt hóa hàng nghìn năm nay.
  2. Trung tâm hoạt động nhằm mục đích tập hợp đoàn kết công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hóa thơ Đường Việt Nam, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc nghiên cứu và sáng tác, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của hội viên tham gia, góp phần nâng cao dân trí, đời sống tinh thần trong nhân dân.

Điều 3: Địa vị pháp lý, trụ sở

  1. Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ được cơ quan chủ quản phê duyệt.
  2. Trụ sở của Trung tâm đặt tại số 8 ngách 49/30 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điều 4: Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

  1. Trung tâm hoạt động trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, và phát triển văn hóa thơ Đường Việt Nam.
  2. Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết và các cơ quan liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Trung tâm theo pháp luật.

Điều 5: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

  1. Tự nguyện, tự quản
  2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch
  3. Tự đảm bảo kinh phí hoạt động
  4. Không vì mục đích lợi nhuận
  5. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Trung tâm.

Chương II

QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ

Điều 6: Quyền hạn

  1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Trung tâm
  2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
  3. Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của Trung tâm.
  4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn phản biện, giám định xã hội theo đề nghị của các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Trung tâm.
  5. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
  6. Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm.
  7. Khen thưởng các hội viên có thành tích trong hoạt động của Trung tâm. Kết nạp và xóa tên hội viên theo quy định của Điều lệ Trung tâm và Pháp luật.
  8. Được gây quỹ Trung tâm trên cơ sở hội phí và chân quỹ của hội viên và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật để tự trang trài kinh phí hoạt động.
  9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Nhiệm vụ:

  1. Sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác thơ Đường Việt Nam thời kỳ đổi mới làm sáng tỏ giá trị của thể loại văn hóa này phù hợp với sự phát triển của đất nước. Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông đã Việt hóa thành công một di sản văn hóa nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
  2. Giới thiệu và quảng bá tới tầng lớp thanh, thiếu niên trong nhà trường và xã hội biết được những giá trị tốt đẹp của thơ Đường từ xưa đến nay gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước đã được tiền nhân tôn vinh là thể thơ Bác học.
  3. Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, các cuộc thi sáng tác thơ Đường với chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước con người trong công cuộc đổi mới của đất nước.
  4. Tổ chức phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước. Không được lợi dụng hoạt động làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc.
  5. Hòa giải tránh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Trung tâm theo quy định của pháp luật.
  6. Quản lý và sử dụng các nguồn kính phí của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
  7. Trước khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, Ban lãnh đạo phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực hoạt động của Trung tâm.
  8. Khi thay đổi Giám đốc, phó Giám đốc, thay đổi trụ sở, sửa đổi điều lệ, lập các pháp nhân của Trung tâm phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
  9. Việc lập văn phòng đại diện của Trung tâm và các đơn vị cơ sở phải được cơ quan quản lý văn hóa trực thuộc Ủy ban nhân dân các địa phương đồng thuận và cho phép.
  10. Hàng năm phải báo cáo tình hình tổ chức hoạt động của Trung tâm với cơ quan quản lý nhà nước về ngành và lĩnh vực hoạt động của Trung tâm chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.
  11. Lập và lưu giữ tại trụ sở Trung tâm danh sách hội viên, các đơn vị cơ sở, văn phòng đại diện các địa phương. Lưu giữ sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính và biên bản các cuộc họp của Trung tâm.

 

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên

  1. Hội viên, là những công dân việt Nam đã và đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa thơ Đường Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau:

a- Đủ năng lực, hành vi, trí tuệ trong sáng tác, nghiên cứu, phê bình, quảng bá sáng tác thơ Đường.

b- Tán thành điều lệ Trung tâm.

c- Tự nguyện làm đơn gia nhập Trung tâm (theo mẫu quy định)

Điều 9: Quyền của hội viên:

  1. Được trung tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
  2. Được Trung tâm cung cấp mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Trung tâm. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Trung tâm. Được kiến nghị đê xuất với cơ quan có thầm quyền về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Trung tâm.
  3. Được dự đại hội, ứng cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và các ban của Trung tâm.
  4. Được quyền giới thiệu hội viên
  5. Được Trung tâm khen thưởng theo quy định
  6. Được cấp thẻ Hội viên
  7. Được ra khỏi Trung tâm khi tự xét thấy không thể tiếp tục tham gia.

 

 

Điều 10: Nghĩa vụ vụ của hội viên

  1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật nhà nước; Điều lệ quy định của Trung tâm.
  2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của cơ sở; đoàn kết, hợp tác các thành viên để cùng xây dựng Trung tâm phát triển.
  3. Bảo vệ uy tín của Trung tâm, không được nhân danh tập thể trong các quan hệ giao dịch khi chưa được lãnh đạo phân công.
  4. Đóng góp tài chính đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Trung tâm.

Điều 11: Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên, thủ tục ra khỏi Trung tâm.

  1. Là công dân Việt Nam quy định tại điều 8 của Điều lệ này, phải có đơn theo quy định của Trung tâm. Đơn vị cơ sở tiếp nhận báo cáo lên Hội đồng quản lý tiếp nhận và làm thẻ sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.
  2. Thủ tục hội viên ra khỏi hội: Hội viên tự nguyện làm đơn khi thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia và giải quyết các chế độ theo quy định.

– Thường vụ Trung tâm xem xét quyết định xóa tên các trương hợp sau: vi phạm pháp luật, Điều lệ và các quy định của Trung tâm, mất hành vi dân sự, mất quyền công dân, mất tích hoặc chết.

 

Chương IV

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Điều 12: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

  1. Đại hội
  2. Hội đồng quản lý gồm:
  3. Ban Giám đốc
  4. Ban kiểm tra
  5. Ban tổ chức và thi đua
  6. Ban thông tin truyền thông
  7. Ban tài chính
  8. Các đơn vị cơ sở.

Điều 13: Đại hội

  1. Cơ quan cao nhất của Trung tâm là Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 5 năm một lần đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 tổng số các thành viên đề nghị.
  2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức toàn thể hoặc đề cử đại biểu. Đại biểu tham dự ít nhất phải được 2/3 đại biểu đã được đề cử tham gia.
  3. Nhiệm vụ của Đại hội;
  4. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ có bổ sung sửa đổi Điều lệ có góp ý và báo cáo kiểm điểm và báo cáo tài chính. Đổi tên, chia tách, hợp nhất các ban ngành nếu có.
  5. Thông qua nghị quyết Đại hội bằng hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Tất cả phải được trên ½ đại biểu tham dự tán thành.

Điều 14: Hội đồng quản lý của Trung tâm.

  1. Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 hoặc 3 phó giám đốc
  2. Ban kiểm tra: Gồm 03 ủy viên
  3. Ban tổ chức và thi đua: Gồm đại diện lãnh đạo và văn phòng
  4. Ban thông tin truyền thông: Gồm đại diện lãnh đạo và chuyên môn
  5. Ban tài chính: Gồm đại diện lãnh đạo và chuyên môn.
  6. Các đơn vị cơ sở

 

Chương V

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 15: Tài chính và tài sản của Trung tâm

  1. Tài chính:
  2. Các nguồn thu:

– Lệ phí gia nhập Trung tâm: Hội phí hàng năm

– Thu từ các hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật

– Thu từ các nguồn tài trợ.

  1. Các khoản thu:

– Chi thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm

– Chi thuê trụ sở mua sắm phương tiện làm việc

– Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Trung tâm phù hợp với quy định của pháp luật.

– Chi khen thưởng:

  1. Tài sản: Tài sản của Trung tâm bao gồm trụ sở và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. Tài sản được thực hiện từ mọi nguồn kinh phí thu được.

Điều 16: Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Trung tâm

  1. Tài chính và tài sản chỉ được sự dụng cho các hoạt động của Trung tâm
  2. Tài chính và tài sản khi chia tách, sát nhập, hợp nhất và giải thể phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
  3. Ban Giám đốc ban hành quy chế sử dụng tài chính, tài sản Trung tâm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với tôn chỉ, muc đích hoạt động của Trung tâm.

 

Chương VI

KHEN THƯỞNG, KỶ  LUẬT.

Điều 17: Khen thưởng

  1. Tập thể, cá nhân thuộc Trung tâm có thành tích xuất sắc được Trung tâm khen thưởng hoặc được Trung tâm đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
  2. Ban giám đốc Trung tâm quy định cụ thể hình thức thẩm quyền thủ tục và tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định của pháp luật và điều lệ Trung tâm.

Điều 18: Kỷ luật:

  1. Tập thể, cá nhân thuộc Trung tâm và phạm pháp luật, Điều lệ, quy chế hoạt động của Trung tâm thì bị xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức phê bình hoặc xóa tên.
  2. Ban Giám đốc quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xử lý kỷ luật theo pháp luật và Điều lệ Trung tâm.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trung tâm

Chỉ có Đại hội Trung tâm Minh Triết thơ Đường Việt Nam mới có quyền sửa đổi bổ sung điều lệ này: Việc sửa đổi bổ sung phải được 2/3 số đại biểu chính thức có mặt tán thành.

Điều 20: Hiệu lực thi hành

  1. Điều lệ Trung tâm Minh Triết thơ Đường Việt Nam gồm 7 chương, 20 điều đã được đại hội thành lập Trung tâm thông qua ngày tháng năm    tại… và có hiệu lực thi hành theo quyết định phê duyệt của …
  2. Căn cứ quy định pháp luật về Trung tâm và điều lệ Trung tâm. Hội đồng quản lý Trung tâm Minh Triết thơ Đường Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện điều lệ này./.

Phê duyệt của

VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA MINH TRIẾT

 

     

DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁC THÀNH VIÊN SÁNG LẬP TRUNG TÂM

 

Số TT Họ và tên Năm sinh Số CMTND Địa chỉ Chức danh
1. GSTS. Trương Sỹ Hùng 1945 107004381408 Số 6 Đoàn kết, Phường Biên Giang, Q Hà Đông, TP Hà Nội 0973478564

Giám đốc

2. Nhà thơ Nguyễn Đức Hùng 1950 001050006482 Số 8 ngách 49/30 Trần cung, Cầu Giấy, Hà Nội Phó Giám đốc

0988476851

3. Nhà báo Nguyễn Đức Thọ 1945 001045000953 Thôn Thạch, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội Phó Giám đốc

0983891945

4. PGS.TS. Đỗ Văn Hiểu 1979 034079005776 Nhà Vinaconex 7,tổ 12, 136 Hồ Tùng Mậu, P. Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Ủy viên

0983223778

5. Nhà thơ Nguyễn Quốc Dũng 1957 001057004617 Số 42 ngõ 49, Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội Ủy viên

0913720077

6. ThS. KTS Vũ Hữu Trác 1950 001050000332 CH3A1 – CT 2A- KĐTM Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội Ủy viên

0353565869

7. ThS. Nguyễn Thị Thiện 1957 112267105 Số 2, ngõ 19 ngách 20, Trần Quang Diệu, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Ủy viên

0915224011

8. Chuyên viên Bùi Chí Thành 1952 183705700 Số 81 Đường La Giang, tổ dân phố 5, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh Ủy viên

0915689219

9. Nhà thơ Nguyễn Thế Gia 1960 231296134 Thi trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Puh,tỉnh Gia Lai Ủy viên

0917656819

10. Nhà thơ Nguyễn Quý Mì 1945 161761749 20/1/26 đường Nguyễn Tri Phương, P. Văn Miếu, TP Nam Định Ủy viên

0982915318

11. ThS. Trần Đăng Văn 1953 182006414 Khu Tân Thành, P. Hòa Hiếu, TX Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An Ủy viên

0975212585

12. Nhà thơ Phạm Ngọc Chuyên 1948 037184000657 Phố Phong Lộc, P.Ninh Phong, TP Ninh Bình Ủy viên

0976094412

13. Nhà giáo Trần Thùy 1951 036051000532 2A/40 đường Tăng Thiết Giáp, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Ủy viên

09144442751

14. PGS.TS. Dương Văn Tiến 1946 125975903 Thôn Yên Tân , xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong,

Bắc Ninh

Ủy viên

0377.699.346