Đầu xuân kể chuyện hướng dẫn luận án cho vui- G/s Nguyễn Đình Chú

Đầu xuân kể chuyện hướng dẫn luận án cho vui

 

     Ngày đó, cách đây hơn hai mươi năm, tôi được trường ĐHSP Hà nội và Bộ Giáo dục và đào tạo cử hướng dãn luận án Tiến sĩ của NCS Trần Thị Lệ Thanh. Tôi đã hướng dẫn với đề tài Thơ Đường luật Việt nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Theo qui chế thì để được thực hiện, đề tài phải được đơn vị đào tạo là Tổ bộ môn thông qua. Tôi đã gặp tình huống: cả Tổ không ai tán thành Cho là thơ Đường luật đã hết thời đã cáo chung. Cánh cữa đã mở cả. Còn gì nữa để nói. Quả trong lịch sử đã có chuyện: Vào những năm 30 của thế kỷ XX, lịch sử văn học Việt Nam đã chuyển từ phạm trù văn học trung đại mang tính chất khu vực sang phạm trù văn học toàn cầu. Diện mạo của văn học từng bước thay đổi mọi mặt về: lực lượng sáng tác, quan diểm nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, thể tài thể loại, văn pháp thi pháp, phương thức lưu hành văn học, văn học thành hàng hóa, nghề văn thành một nghề kém sống, văn học chuyển trung tâm từ nông thôn ra thành thị. Trong tình hình đó, thơ Đường luật bị chê phủ nhận cho là chiết tỏa cảm xúc tự nhiên với ý kiến củ những người có vị thê văn hóa như ông Chủ bút Tạp chí Nam Phong, (Phạm Quỳnh), cụ Cử Trịnh Đình Rhư… Nhưng tôi thì vẫn rất vững tâm và cố thuyết phục cho kỳ được tiến hành vì tin là mình có thể lật lại vấn đề. Anh em nghe vừa phần tin vừa có phần nể đã chấp nhận cho tiến hành. Tôi đã bắt tay vào công việc với hai ý tưởng: Một là yêu cầu NCS bằng mọi cách sưu tầm ở mức tối đa thơ Đường luật đã có ở nửa đầu thế kỷ XX vì tôi biết chắc những người chê bai phủ nhận thơ Đường luật chủ yếu là chỉ dựa vào thơ Đường luật có mặt lơ thơ tơ liệu trên một số tạp chí đương thời mà phát ngôn thôi.  Còn sau đó, NCS của tôi trải qua mấy năm trời tốn công tốn của lùng khắp sách báo trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được 7100 bài thơ Đường luật vừa thuộc văn học công khai vừa thuộc văn học yêu nước và cách mang văn học quốc cấm. Trong đó riêng Phan Bội Châu vừa Hán vừa Nôm vừa viết bằng văn tự Hán Nôm vừa viết bằng chú Quốc ngữ hơn 600 bài. Một số nhà Thơ mới như Hàn Mặc Tử cũng làm thơ Đường luật. Đặc biệt Quách Tấn và Ngân Giang mỗi người có đến hai ngàn bài thơ Đường luật Đặc biệt hơn nữa là tập thơ Ngục trung nhât ký của Nguyên Ái Quốc mà bấy giờ chưa ai được biết.Với một khối lượng thơ Đường luật có lại được nhất định luận án có cách giải mã khác một cách cơ bản.

Hai là về phần tôi thì đã cố gắng hết sức mài sắc thêm khái niệm công cụ chủ lực là đặc trưng của thể loại thơ Đường luật như sau: Với công việc thứ hai thì cho đến nay khi nói về thơ Đường luật, không ai không nói đến niêm luật khắt khe, chặt chẽ và tính ưu việt là súc tích, lời ít, ý nhiều hơn bất cứ thể tài thơ nào của nhân loại xưa nay. Tôi cũng dựa vào các ý đó những từ góc nhìn tư duy nghệ thuật để khẳng định rằng đây là thể thơ “vượt hiểm”, cụ thể là vượt qua niêm luật khắt khe. Vượt không được là do năng lực tư duy nghệ thuật kém. Vượt được để có thơ hay là do có tư duy nghệ thuật cao siêu. Mà thực tế đã có một kho báu Đường thi 5 vạn bài ở thời nhà Đường của Trung Quốc, một thành quả vô địch trong lịch thi ca nhân loại xưa nay. Thơ Đường luật là sự hợp lưu nhuần nhuyễn giữa lí trí và cảm xúc. Có lí trí mới tuân thủ đúng niêm đúng luật. Để làm thơ Đường luật là phải học đủ niêm luật của nó và rèn luyện cho thành kĩ năng ký xảo để từ đó mà hợp lưu với cảm xúc cảm hứng. Đây là chỗ khác nhau cơ bản giữa thơ Đường luật với Thơ mới, thơ lãng mạn bởi Thơi mói thơ lãng mạn về mặt tư duy nghệ thuật là tự do chuồi theo cảm xúc. Cảm xúc đến đây thơ ra đến đó. Trong khi với thơ Đường luật cảm xúc gì thì vẫn phải gói trọn trong số lượng câu chữ trong hai thể tài chính là thất ngôn bát cú thất ngôn tứ tuyệt. Thơ Đường luật cũng là sản phẩm của phong cách tư duy phương Đông xưa là chủ toàn (globale), cầu tính (sphèrique), thiên về hỗn hợp – khác với phong cách tư duy phương Tây là chủ biệt (linaire), thiên về phân tích mà đó đây tôi đã nói. Còn có thể dùng thuyết âm dương của Kinh Dịch với mệnh đề cốt lõi “âm trung hữu đương dương trung hữu âm” để nói về thơ Đường luật bởi ở đây cũng “trong cảm xúc có lý trí, trong lý trí có cảm xúc Hiện tượng theo Thơ mới, phủ nhận thơ Đường luật là do sự chuyên biên về tư duy nghệ thuật từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại. Sự phủ nhận này phần nào thể hiện sự bất lực của con người trước đối tượng nghiên cứu. Trong thơ có gợi, có tả, ta thường gặp chung mà nói là gợi tả. Nhưng thật ra, gợi và tả liên quan đến nhau nhưng vẫn khác nhau. Tả thì gây hiệu quả nghệ thuật trực tiếp với người tiếp nhận trong khi gợi thì dành cho người tiếp nhận sự suy tưởng nối tiếp để có hiệu quả nghệ thuật. Thơ Đường luật do số lượng từ có ít nên thiên về gợi hơn tả. Trong thơ lại có ý và tứ. Ta thường gặp chung và nói là ý tứ. Nhưng thực ra, ý và tứ khác nhau. Ý là nội dung của từng câu. Tứ là chất keo kết dính các ý để tạo hồn cho thơ hay. Một bài thơ ý nào cũng hay nhưng không có từ hay thì đọc xong sẽ tan biến. Có tứ hay thì đọc xong dư âm vẫn đọng lại miên man. Thơ Đường luật coi trọng tứ hơn ý. Về ngôn ngữ, thơ có nhãn tự – giá trị như giá trị con mắt của con người. Vẽ chân dung một con người đủ hết cả nhưng chưa vẽ mắt thì vẫn chưa biết đó là ai, đẹp hay xấu, hiền hậu hay độc ác. Trong văn chương, ngòi bút điểm nhấn là vô cùng quan trọng. Thơ Đường luật rất coi trọng nhãn tự. Thực tế, thơ Đường luật vẫn có rất nhiều giá trị. Sự tồn tại và giá trị của hơn 7100 bài thơ Đường luật ở nửa đầu thế kỷ XX đã được khảo sát, đánh giá; sự ra đời, tồn tại của Hội thơ Đường luật Việt Nam với các chi hội gần khắp cả nước; sự góp mặt của mười mấy Tuyển tập thơ Đường luật của các hội viên trong cả nước, các cuộc Hội thảo khoa học toàn quốc về Thơ Đường luật của Tú Xương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thơ Đường luật đời Lý, thơ Đường luật trong văn học yêu nước và cách mạng nửa đầu thế kỷ XX… theo tôi, không chỉ đơn giản là khẳng định giá trị của thơ Đường luật mà hơn thế, còn thể hiện tư duy nghệ thuật của người sáng tác và người nghiên cứu. Cuối cùng luận án đã được bảo vệ suôn sẻ. Đã được in thành sách phổ biến rổng rãi. Được nhiều hội viên Hội thơ Đường luật Việt Nam đón nhận Từ luận án với đề tài có tính chất mở này, một số luận văn thạc sĩ đã ra đời tại trường Đại học Tân Trào mà tác giả luận án đã là một vị Hiệu phó hướng dẫn

Chuyện kể là như thế. Các bạn có vui được chút nào không nhỉ?

                                                                  Yên Hòa thư trai

                                                                Chào đón xuân Nhâm Dần

                                                                                     NĐC