Chùm thơ xướng họa của Chi hội Minh triết Quỳnh Viên , Thạch Hà , Hà Tĩnh

Bài xướng:

 VẪN CẢNH TIÊN ĐIỀN

Một ngày xuân đẹp gió vi vu

Vãn cảnh Tiên Điền quê Nguyễn Du

Chiêu Bảy tỏ tình nghe tiếng hát

Thanh Hiên thi tứ vọng lời ru

“Bất tri tam bách…” luôn toàn vẹn

“Thiên hạ hà hân…” vẫn chỉnh chu

Nhìn tượng thi hào tâm ngưỡng mộ

Truyện Kiều lan tỏa đến nghìn thu

                            Bùi Văn Hiên

 

Các bài họa:

VỀ THĂM QUÊ CŨ

Thấp thoáng đường thi chắp cánh xa

Về thăm quê cũ với giao du

Văn chương trong sáng tình thân ái

Thơ phú căng bầu nghĩa vọng ru

Hội nhập thương trường cùng rộng mở

Giao lưu bè bạn thắm nghìn chu

Dòng thơ lai láng hồn thi sĩ

Giục giã canh tàn bóng mộng thu.

                                       Trần Văn Đình

 

SÁNG MÃI CÂU KIỀU

Nghe vọng tiếng thiêng: cảm cáo vu

Ngỡ hồn mây gió cố tiên Du

Nàng Kiều nhỏ lệ ôm đàn khóc

Mụ Tú chau mày vỗ trống ru

Nước chảy đá mòn đâu biển Hán

Bèo trôi sóng vỗ dạt sông chu

Câu Kiều còn mãi trong tâm thức

Như ánh trăng rằm lộng gió thu.

                            Phạm Quỳnh Như

HỒN TRONG MỘNG

Đất trời bát ngát gió mây vu

Bước tới quê hương của cụ Du

Nắng sớm trút tình lời mẹ hát

Sương chiều mang nghĩa giọng bà ru

Lam Hồng một dải hồn trong mộng

Ngàn hống lắm đồi bóng chỉnh chu

Ngắm cảnh mây vờn in đáy nước

Trang Kiều rộng mở tới ngàn thu

                                 Phan Thị Phượng

 

NGHI XUÂN BÁT CẢNH

Bon bon xe chạy gió vu vu

Hồng Lĩnh, Lam Giang chốn lãng du

Kiều vịnh Tiên Điền lời ấm áp

Ca trù Cổ Đạm giọng êm ru

Sâu xa tình cảm chàng Kim Trọng

Nông nổi tâm hồn cậu Tích Chu

Chuyện cũ thời xưa lồng hiện đại

“Nghi Xuân bát cảnh” đẹp trời thu

                                     Hồ Thành Vinh

 

TIẾC

Tố Như đâu phải dạng tầm vu

Cụ đã là người biết ngoạn du

Đi sứ một lần nghe tiếp kiến

Về quê mấy lượt nhớ lời ru

Tang bồng leo núi non Ngàn Hống

Phiêu lãng ngược dòng sông Mã, Chu

« Tiếc cụ sinh nhầm thời hủ lậu

Để cho tục học cổ thiên thu ».(*)

                                        Nguyễn Thị Hợi

 

                                                                                     .              

(*) Trích bài “khóc Nguyễn Du” của Võ Liêm Sơn (1888-1949)

 

 

 

ĐẾN TIÊN ĐIỀN

Đến giờ xe đã chạy vu vu

Thẳng hướng Tiên Điền quê cụ Du

“Ngàn Hống cháy thiêu” lời mẹ hát

Lam Giang trôi dạt giọng bà ru

Vườn xưa cảnh cũ đang còn đó

Khách mới đoạn trường khó chuẩn chu

Con đến tìm người, người hóa đá

Trang Kiều ngấn lệ ướt trời thu.

                                                Hồ Trí Dũng

 

DANH NHÂN VĂN HÓA

Thông reo Ngàn Hống gió vu vu

Ta đến quê hương của cụ Du

Biển biếc âm vang lời mẹ hát

Sóng xanh êm ả giọng bà ru

« Kim Vân Kiều Truyện » còn nguyên vẹn

« Văn tế chiêu hồn »ý chuẩn chu

Nhìn thấy tượng đài lòng mến mộ

Danh nhân văn hóa rạng muôn thu

                                        Hồ Văn Hùng

 

NGÂM VỊNH TRUYỆN KIỀU

Ngâm vịnh Truyện Kiều của cụ Du

Văn chương lan tỏa sáng ngàn thu

Tuổi già ngưỡng mộ lời con đọc

Lớp trẻ đam mê tiếng mẹ ru

Phố xá tưng bừng đàn vỗ nhạc

Buôn làng rộn rã sáo vi vu

Giao lưu xướng họa thơ tiền bối

Lục bát thắm tình ý chuẩn chu.

                                      Lưu Quang Chất

ĐỌC TRUYỆN KIỀU

 

Tiên Điền diều sáo thổi vu vu

Đọc Truyện Kiều ta nhớ cụ Du

Kim Trọng tỏ tình mong tốt đẹp

Thúy Kiều đón nhận muốn êm ru

Long đong chìm nổi nhiều oan trái

Lận đận thăng trầm lắm ngoạt chu

Hậu vận một nhà duyên tác hợp

Giao hoan nâng chén khép phòng thu

                                        Nguyễn Xuân Long

 

ÔM GIẤC MỘNG VÀNG

 

Chở bốn, chở năm chạy vút vu

Ghẹo nhau cười nói “Ai lao du”(*)

Xe lăn xuống ruộng kêu bình bịch

Người lộn lề đường khóc rú ru

Luật lệ chẳng rành thành « Ngoạt tận »

Giao thông không biết hóa « Niên chu » (**)

Lơ là phút chốc đời ân hận

Ôm giấc mộng vàng biết mấy thu.

                                     Nguyễn Thị Thanh Hải

 

                                                                                     .              

(*) Tiếng anh « I love you » ngĩa là « Tôi yêu bạn »

(**) Thành ngữ “Niên chu ngoạt tận” nghĩa là “Năm cùng tháng tận”