Chu Văn An – Người thầy chuẩn mưc của Văn hóa Việt Nam

CHU VĂN AN

 (1292 – 1370)

 

     Chu Văn An chính tên là Chu An, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn. Ông sinh ngày 25.8.Nhâm Thìn (1292) tại làng Vân, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, sau đổi là huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thời trẻ ông học giỏi, lúc đầu không ra làm quan. Đời Trần Minh Tông, ông làm Quốc tử giám Tư nghiệp, dạy các con vua. Đời Trần Dụ Tông, ông dâng sớ xin chém đầu bảy tên gian thần, vua không nghe, ông từ chức về ở núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương, dậy học. Năm 1370, ông mất, Trần Nghệ Tông ban tên thuỵ là Văn Trinh, hiệu Khang Tiết, thờ ở Văn Miếu. Tác phẩm của ông gồm Tứ thư thuyết ước, Tiều Ẩn thi tập, Quốc âm thi tập…

  Sau đây là 2 bìa thơ của ông:

 

LINH SƠN TẠP ỨNG

Nguyên tác:                  

萬 叠 青 山 簇 畫 屛

斜 旸 淡 半 抹 溪 明

翠 羅 徑 里 無 人 到

山 鵲 啼 烟 时 一 聲

Phiên âm :        Linh Sơn tạp ứng

Vạn điệp thanh sơn thốc hoạ bình,

Tà dương đạm mạt bán khê minh.

Thuý la kính lý vô nhân đáo,

Sơn thuộc đề yên thời nhất thanh.

Dịch thơ :            Cảm ứng ở Linh Sơn

        Trùng điệp non xanh tựa bức tranh,

        Bóng chiều nhạt chiếu nửa khe xanh,

        Lối đi cỏ biếc không người đến,

        Trong khói chim rừng kêu thất thanh.

Dịch 2007

    

 THÔN NAM SƠN TIỂU KHÊ

Nguyên tác :                    

           

           

           

           

Phiên âm :       Thôn Nam sơn tiểu khê

Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh

Bán chẩm thanh phong thế ngoại tinh.

Phật giới thanh u trần giới viễn,

Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.

Dịch thơ : Tạm nghỉ ở núi Thôn Nam

      Thân nhàn nam bắc áng mây bay,

        Gió mát, việc đời thấy nhẹ thay,

        Cõi Phật tịnh thanh, xa cõi tục

        Trước sân hoa đỏ, tiếng oanh say.

                      Dịch 2007

                                    Cố Nhà giáo Phạm Đình Nhân