Cao Thị Ngọc Anh- Cao Thị Hoà, Cao Ngọc Anh

 

 Cao Thị Ngọc Anh- Cao Thị Hoà, Cao Ngọc Anh

 

   Cao Thị Ngọc Anh (1878-1970) tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh, sinh ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 31 (1878), quê làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà là ái nữ của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, em gái Phó bảng Cao Xuân Tiếu, những vị đại nho, những nhà văn có tiếng. Được thân phụ cho theo nghiệp bút nghiên từ thuở thiếu thời, nên Cao Thị Ngọc Anh uyên thâm cả Hán học, tao nhã cả văn chương. Bà lấy chồng năm 19 tuổi, chồng là cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, người tỉnh Hà Đông, con Nguyễn Trọng Hiệp, Văn Minh đại học sĩ. Chồng mất sớm lúc bà mới 26 tuổi, có ba con còn rất nhỏ, bà không tái giá mà ở vậy nuôi con. Bà là một phụ nữ tài hoa, nổi tiếng cả xứ Nghệ, có tư tưởng tiến bộ, yêu nước. Năm 1908, bà mở trường dạy võ cho phụ nữ. Năm 1953, nữ sĩ xuất bản tập “Khuê sầu thi thảo” gồm những bài thơ chữ Hán và chữ Việt với bút hiệu Ngọc Anh. Tập thơ này được ái mộ trong giới văn học Việt Nam thời bấy giờ. Khoảng năm 1960-1961, ở Sài Gòn bà đứng đầu Hội thơ Quỳnh Dao, chiêu tập và quần tụ các nữ sĩ. Thơ Cao Thị Ngọc Anh giàu chất trữ tình và trào lộng. Bà mất tại Sài Gòn vào năm Canh Tuất 1970, thọ 92 tuổi. Khi bà mất, Nguyễn Thị Phương Nghi có bài thơ ca ngợi bà: Mượn thú văn chương tỏ nỗi nhà Lam Hồng nữ sĩ khác người xa Trần duyên chưa được tròn công quả Tâm sự thôi đành gửi bút hoa Mệnh bạc thẩn thơ cơn sóng gió Lòng son tô điểm nét sơn hà Nuốt cay ngậm đấng bao tình cảm Tiết điệu đêm dài lệ nhỏ sa… Ba xuất hiện trong một số sách như “Hương sắc quê mình” của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, “Quốc văn diễn nghĩa” của Dương Quảng Hàm, “Giai thoại làng nho” của Lãng Nhân… Năm 1995, Ninh Viết Giao có chọn chín bài in trong cuốn “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”, rồi sau đó Vũ Ngọc Khánh có nhắc lại trong cuốn “Giai thoại ông đồ”. Năm 2004, Từ điển văn học (bộ mới) có tên bà. Cao Thị Ngọc Anh (1878-1970) tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh, sinh ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 31 (1878), quê làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà là ái nữ của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, em gái Phó bảng Cao Xuân Tiếu, những vị đại nho, những nhà văn có tiếng. Được thân phụ cho theo nghiệp bút nghiên từ thuở thiếu thời, nên Cao Thị Ngọc Anh uyên thâm cả Hán học, tao nhã cả văn chương. Bà lấy chồng năm 19 tuổi, chồng là cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, người tỉnh Hà Đông, con Nguyễn Trọng Hiệp, Văn Minh đại học sĩ. Chồng mất sớm lúc bà mới 26 tuổi, có ba con còn rất nhỏ, bà không tái giá mà ở vậy nuôi con. Bà là một phụ nữ tài hoa, nổi tiếng cả xứ Nghệ, có tư tưởng tiến bộ, yêu nước. Năm 190… Nữ sĩ Cao Ngọc Anh: Trông ra thói tục, cười long óc Đăng bởi …!!!… vào 05/05/2009 05:47 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 05/05/2009 06:12 Tác giả: Võ Văn Trực Có lẽ còn ít bạn đọc biết nữ sĩ Cao Ngọc Anh qua một vài trang ít ỏi trong mấy cuốn sách: “Hương sắc quê mình” của Lãng nhân Phùng Tất Đắc, “Quốc văn diễn nghĩa” của Dương Quảng Hàm, “Giai thoại làng nho” của Lãng nhân… Năm 1995, Ninh Viết Giao có chọn chín bài in trong cuốn “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”, rồi sau đó Vũ Ngọc Khánh có nhắc lại trong cuốn “Giai thoại ông đồ”. Năm 2004, từ điển văn học (bộ mới) có tên bà. Trước Cách mạng tháng Tám, ở Huế và ở Nghệ Tĩnh, tên tuổi của bà khá quen thuộc với giới thức giả và làng văn chương. Hồi nhỏ, đang tuổi cắp sách đến trường, thỉnh thoảng tôi lại nghe ông nội và cha tôi đọc thơ của bà. Trong những buổi đàm đạo thế sự giữa ông nội với cụ Tú Vệ (người làng Kẻ Sụm), hai cụ cũng đọc thơ bà. Cho nên, đối với tôi, ba tiếng Cao Ngọc Anh không lạ. Nhưng lớn lên, qua quá trình tìm hiểu về quê hương xứ Nghệ, tôi mới hiểu về bà một cách tường tận hơn. Bà sinh năm 1877, mất năm 1970. Quê ở làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Con của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, làm Thượng thư Bộ học dưới triều Tự Đức. Giáo sư Cao Xuân Huy gọi bà bằng cô. Thuở nhỏ, bà được cha kèm cặp bút nghiên, tư chất thông minh và hay chữ. Bà thường gặp gỡ xướng họa với các bà phi, bà chúa và các tiểu thư ở đế đô. Thỉnh thoảng các bậc đại nho đến nhà chơi, trò chuyện với cha, bà cũng được phép tham dự và xướng họa. Hồi đó, bà lừng danh là một tiểu thư giỏi Hán Nôm của đất kinh kỳ. Khi đời đã hoàng hôn, con cháu mới sưu tầm thơ của bà từ trong những trang ít ỏi đã được in, chủ yếu là từ những bản chép tay và từ trí nhớ của các học giả, các nhà nho sống đồng thời với bà. Năm 1964, tập “Khuê sầu thi thảo” được xuất bản ở Sài Gòn, gồm 51 bài thơ chữ Hán, 68 bài thơ chữ Nôm, tổng cộng 119 bài. Ngoài ra, còn một số bài văn tế, ca trù, câu đối. Năm 1995, Ninh Viết Giao cho xuất bản cuốn “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”, trong đó có thêm một số bài của bà. Những bài sáng tác bằng chữ Hán đều được bà tự dịch ra chữ Nôm. Theo một số học giả, bản dịch hầu hết đã lột được cái thần của bài thơ, nhưng nhiều chỗ vẫn chưa đạt được cái thâm thúy của nguyên bản Hán văn. Đọc say sưa hết cả tập thơ, tôi không khỏi ngạc nhiên và sung sướng như người lặn dưới đáy biển mò được viên ngọc trai. Quả là viên ngọc trai đang bị vùi lấp bởi thời gian. Họa hoằn mới có một người thợ lặn mò được, nhưng rồi lại đánh rơi vào cát, và viên ngọc lại nằm im lìm trong đáy đại dương thăm thẳm… Đọc thơ, ta hình dung được trọn vẹn tác giả – một người con gái khuê các, đoan trang và giàu trí tuệ. Bà không xô vào trường đời nhốn nháo, mà vò võ một mình nơi “Gác thêu, lầu sách đêm thu vắng” khe khẽ ngâm “Ném cái giàu sang tựa cánh hoa”. Giao lưu với bạn bè, du ngoạn đây đó là để bồi dưỡng cho cái tâm và cái trí của mình. Tâm hồn bà như cánh bướm dập dờn trên mọi miền cỏ hoa sông núi: Ngoài giậu, sương gieo chồi cúc đượm Trên hồ, sen nở tiếng chim kêu. (Vịnh cảnh chùa Dược Sư) Âm thầm nhạn liệng năm canh vắng Khắc khoải quyên sầu mấy dặm khơi. (Thu cảm) Hương xưa phảng phất năm canh mộng Vườn cũ xa xăm mấy dặm trường. (Tạ ơn bà Chi Tiên…) Lấp ló mây vàng chen nước biếc Nhấp nhô sóng bạc lộn trời xanh (Vịnh phong cảnh Sầm Sơn) Trăng sớm xa trông miền cổ độ Mây chiều như vẽ bóng cô thôn. (Vịnh cảnh nước lụt) Bà đã từng đặt chân đến Bạch Mã, Ngũ Hành Sơn, cầu Hàm Rồng, Đà Lạt…, ngắm núi Vọng Phu…, thưởng ngoạn chùa Bồ Đề, chùa Dược Sư… Và cứ thế, theo mỗi bước chân đi, “Câu thơ cẩm tú, hồn lai láng/ Chén rượu quan hà mộng tỉnh say”. Một tâm hồn dễ xúc động như vậy, bà đã quặn lòng khi thân mẫu (bà Cao Xuân Dục) qua đời và đã viết bài văn tế mẹ: Số nhân sinh bách tuế vi kỳ, gương tóc bạc đã lòa nước thủy. Đã buồn nỗi năm canh giấc điệp, khối đoạn trường gửi đá vọng phu. Lại đau lòng một phút xe loan, giọt hàng lệ nên giòng từ mẫu. … Ba năm tóc rối, núi Hồng Sơn cao đắp dạ sầu Chín khúc tơ vò, sông Lam Thủy chảy đầy nước mắt. Đây là mẫu mực của lòng hiếu thảo được thể hiện trong một bài văn tế nổi tiếng. Các nhà nho thời ấy và các nhà nho thế hệ sau ở Nghệ Tĩnh thường đọc cho con cháu nghe. Dương Quảng Hàm đã chọn in vào cuốn “Quốc âm diễn nghĩa”. Bà là vợ của quan án sát Nguyễn Duy Nhiếp, con trai của quan cần chánh Nguyễn Trọng Hợp, quê huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Năm 26 tuổi, bà gặp điều bất hạnh: chồng mất. Thật là “hồng nhan bạc phận”! Bà ở vậy, phụng dưỡng bố mẹ chồng và nuôi dạy con cháu. Hình bóng bà, lặng lẽ, nhẫn nhục, nín nhịn, thấp thoáng trong những trang hồi ức của người cháu nội: “Bà không để lộ nỗi âu sầu, sợ kinh động song thân lúc tuổi hạc đã cao. Nhưng kỷ niệm những ngày sống bên ông đầy hạnh phúc vẫn còn vương mãi trong lòng bà. Trời sinh ra bà vốn là người êm đềm, vui tươi, nói cười đằm thắm, véo von, dịu dàng như loài chim đẹp, ai nấy đều quý bà, huống chi là ông tôi. Bà nhớ ông khôn nguôi, nhưng về ở chung với đại gia đình, nỗi sầu riêng của bà u ẩn không nơi thoát. Là con nhà nho khuê các, bà không thể khóc lóc, kêu gào thảm thiết quá như một số người hậu bối đương thời đã làm…” (Lệ Vân). Càng nén vào, nỗi cô quả càng xoáy sâu thăm thẳm: “Trên đời có kẻ buồn khôn xiết/ Ôm mối tương tư đến bạc đầu”. Kỷ vật của người quá cố cứ hiển hiện nhức nhối. Song đào chàng mới trồng năm trước, xuân lại về, hoa nở, khơi dậy nỗi nhớ nhung khôn nguôi. Đọc di bút của chồng, vần thơ để lại đây mà người thì biệt xa muôn trùng nghìn dặm: Trăng rọi lầu ngâm thêm vắng vẻ Đèn chong, lệ sáp nhỏ liên miên. Hồn thiêng đâu đó nhưu cùng biết Thêm mấy vần thơ biệt hận thiên. (Đọc Vọng phu thi thảo) Những vần thơ lấp lánh trong veo nỗi buồn ta nhìn thấy được tận cùng cái cốt lõi nhân bản của người phụ nữ Việt Nam. Nỗi niềm riêng tư thì như thế. Bà lại sinh ra và trưởng thành giữa thời buổi đất nước vừa bị thực dân Pháp đặt ách cai trị, quan lại triều đình li tán, các phong trào yêu nước chống Pháp bị thất bại, bà mang tâm trạng u hoài thương dân thương nước: Cảnh cũ người xưa đâu vắng nhỉ? Biết ai mà hỏi chuyện Chiêm Thành? (Ăn Tết ở Sài Gòn – bài 2) Nền xưa khanh tướng đà xây dựng Cuộc mới văn minh khéo đặt bày. Ướm hỏi non sông này có biết Kia kìa, bóng đã xế về Tây? (Vịnh cảnh hoàng hôn – bài 2) Nam Kỳ nào biết ai tri thức? Khắc khoải xa nghe Quốc gọi hồn. (Ăn Tết ở Sài Gòn – bài 1) Cũng giống tâm trạng nhiều nhà nho yêu nước hồi ấy, bà ngán ngẩm trước cảnh gió Á mưa Âu đang phá vỡ nền nếp văn hóa truyền thống, con trai thì “mau thay đổi màu đen trắng”, con gái thì “khéo trau dồi sắc đỏ xanh”. Không nén được, bà trực tiếp thổ lộ ý nghĩ của mình: “Khinh gái chung tình, chung cửa miệng/ Khinh trai ái quốc, ái đầu môi” (Đáp lại những ai cho là ngạo đời). Tâm trạng chán chường bao phủ như lớp rêu phong bao phủ lên bầu nhiệt huyết của một tầng lớp sĩ phu đương thời: “Cũng đủ với đời: tai, mắt, miệng/ Mà cam chịu nỗi: điếc, mù, câm” (ở Trung Kỳ). Ta liên tưởng đến cây thơ của Tú Xương: “Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/ Giương mắt trông chi buổi bạc tình”. Rút cục, bà quay về với quan niệm cố hữu “đời là giấc mộng” của các nhà nho. Bà dùng quan niệm này để cảnh tỉnh nhân thế: Nay liệt cường các nước giao công Chẳng qua cũng tranh hùng trong giấc mộng. Rồi đến lúc xếp gươm bỏ súng Cũng như tuồng chớp bóng mà thôi. (Bài ca trù Cảnh tình nhân thế) Một người hay suy ngẫm về vận nước, về cuộc đời như bà, không thể nằm yên trong giấc mộng được. Phận đàn bà, liễu yếu đào tơ, bà tự giải thoát mình trong những vần thơ. Nhìn thấy cảnh giặc Pháp khủng bố, tàn sát phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bà thốt lên: Ghê gớm, ai gây cuộc hí trường? Biết bao kẻ khóc với người thương! Lam giang sóng cuộn trăm dòng lệ Hồng Lĩnh tro vùi một đống xương. Nóng mặt anh hùng, người chí sĩ Đau lòng cố quốc, khách tha hương. Ngán thay ngọn lửa vô tình nhỉ Trông thấy ai mà chẳng đoạn trường. (Cuộc khởi nghĩa ở Nghệ An) Bà sống cùng thời với phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều nhà nho tiến bộ thường đến nhà chơi, đàm đạo thế sự và trao đổi công việc. Bà tham gia cổ vũ duy tân thế sự và trao đổi công việc. Bà tham gia cổ vũ duy tân với khả năng của mình: mở xưởng dệt lụa Hà Đông, tuyên truyền tẩy chay hàng ngoại quốc dùng đồ nội hóa, mở trường dạy nữ công gia chánh… Trong bài “Thu cảm”: Các sự kiện xã hội được phản ánh một cách kín đáo và được lồng vào suy nghĩ của bà một cách tế nhị, cô đúc. Đông Kinh nghĩa thục bị tan vỡ, bà than thở: Vận hội sao mà đen giống mực! Cháu của bà là Cao Đăng Danh có tham gia hoạt động chống Pháp, bị kẻ phản bội báo cho mật thám và bị đày ở Anh Sơn (Nghệ An), bà thốt lời chua chát: Nhân tình ngán nỗi bạc như vôi! Toàn bài “Vịnh đêm thu” như sau: Đêm thu lác đác hạt sương rơi, Trằn trọc năm canh khóc dở cười Vận hội sao mà đen giống mực, Nhân tình ngán nỗi bạc như vôi. Trông ra thói tục, cười long óc, Nghĩ đến trò đời, khóc hổ ngươi. Ai biết, biết ai, chăng cũng chớ, Mảnh lòng vằng vặc bóng trăng soi. Trước Cách mạng tháng Tám, ở Nghệ Tĩnh, nhiều nhà nho thuộc bài này. Nhiều bà còn dùng để ru con ru cháu. (Các bà không chỉ ru bằng Kiều và ca dao, mà còn ru bằng những bài phú và thơ thất ngôn, ngũ ngôn). Trông ra thói tục, cười long óc! Lần đầu tiên ta nghe tiếng “cười long óc” trong thi ca Việt Nam. Tiếng “cười long óc” ấy, đến nay, vẫn còn giá trị thời sự. Cao Ngọc Anh đã tự tạo cho mình một chỗ đứng trong phong trào yêu nước hồi ấy bằng những vần thơ đau buồn, cay chua và trong sáng. Bà am tường Hán học, viết thơ bằng chữ Hán (rồi tự dịch ra thơ Nôm), nhưng giản dị, không dùng điển tích. Cho nên, trước đây, nhiều ông đồ và một bộ phận trong dân gian ở Huế và Nghệ Tĩnh thuộc thơ bà hơn là các nhà nghiên cứu văn học (có lẽ vì một lý do nữa là thơ bà không đăng báo). Đương thời, Ưng Bình Thúc Gia Thị đã ca ngợi: “Bút lau, sử chép danh từ mẫu/ Đào quận, đời ghi bậc kiệt thần”. Sau khi đọc “Khuê sầu thi thảo”, Trần Trọng Kim viết: “…xem những bài thơ Hán văn và Việt văn của bà, tôi lại nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan thuở xưa, cùng một giọng điệu, cùng một khẩu khí, nhưng thơ của bà thi sĩ họ Cao lại đầy đủ, văn từ sung thiện, ý tứ bóng bẩy và nhẹ nhàng, đọc lên ai nghe cũng thích”. Năm 2002, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin tái bản, Vũ Ngọc Khánh viết lời giới thiệu: “…Trong dòng thơ của “nữ lưu văn học” (mượn thuật ngữ của Sở Cuồng), Cao Ngọc Anh xứng đáng có một vị trí, mà là vị trí vinh dự: khép lại một dòng thơ. Nếu chỉ kể từ thời Minh Mệnh, cùng với tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy nổi lên những Mai Am, Huệ Phố, rồi tiếp đó là Sương Nguyệt Anh, Trần Ngọc Lầu, Sầm Phố (…). Cao Ngọc Anh đã đi trong dòng thơ ấy, và đã là người đại diện cuối cùng…”. Ấy thế mà vắng bóng bà trong hầu hết các tuyển tập và các bộ hợp tuyển văn học Việt Nam của các nhà xuất bản ở Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ vừa rồi. Để bổ sung vào sự thiếu sót này, xin mời bạn đọc và các nhà nghiên cứu văn học đọc toàn bộ thi phẩm của Cao Ngọc Anh. “Điên để trắng và đen không đảo ngược Điên để tình và hận mãi song đôi” (Đoàn Thị Lam Luyến) ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook

Cao Thị Ngọc Anh (1878-1970) tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh, sinh ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 31 (1878), quê làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà là ái nữ của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, em gái Phó bảng Cao Xuân Tiếu, những vị đại nho, những nhà văn có tiếng. Được thân phụ cho theo nghiệp bút nghiên từ thuở thiếu thời, nên Cao Thị Ngọc Anh uyên thâm cả Hán học, tao nhã cả văn chương.

Bà lấy chồng năm 19 tuổi, chồng là cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, người tỉnh Hà Đông, con Nguyễn Trọng Hiệp, Văn Minh đại học sĩ. Chồng mất sớm lúc bà mới 26 tuổi, có ba con còn rất nhỏ, bà không tái giá mà ở vậy nuôi con.

Bà là một phụ nữ tài hoa, nổi tiếng cả xứ Nghệ, có tư tưởng tiến bộ, yêu nước. Năm 1908, bà mở trường dạy võ cho phụ nữ. Năm 1953, nữ sĩ xuất bản tập “Khuê sầu thi thảo” gồm những bài thơ chữ Hán và chữ Việt với bút hiệu Ngọc Anh. Tập thơ này được ái mộ trong giới văn học Việt Nam thời bấy giờ. Khoảng năm 1960-1961, ở Sài Gòn bà đứng đầu Hội thơ Quỳnh Dao, chiêu tập và quần tụ các nữ sĩ. Thơ Cao Thị Ngọc Anh giàu chất trữ tình và trào lộng.

Bà mất tại Sài Gòn vào năm Canh Tuất 1970, thọ 92 tuổi. Khi bà mất, Nguyễn Thị Phương Nghi có bài thơ ca ngợi bà:

Mượn thú văn chương tỏ nỗi nhà
Lam Hồng nữ sĩ khác người xa
Trần duyên chưa được tròn công quả
Tâm sự thôi đành gửi bút hoa
Mệnh bạc thẩn thơ cơn sóng gió
Lòng son tô điểm nét sơn hà
Nuốt cay ngậm đấng bao tình cảm
Tiết điệu đêm dài lệ nhỏ sa…

Ba xuất hiện trong một số sách như “Hương sắc quê mình” của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, “Quốc văn diễn nghĩa” của Dương Quảng Hàm, “Giai thoại làng nho” của Lãng Nhân… Năm 1995, Ninh Viết Giao có chọn chín bài in trong cuốn “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”, rồi sau đó Vũ Ngọc Khánh có nhắc lại trong cuốn “Giai thoại ông đồ”. Năm 2004, Từ điển văn học (bộ mới) có tên bà.

Cao Thị Ngọc Anh (1878-1970) tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh, sinh ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 31 (1878), quê làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà là ái nữ của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, em gái Phó bảng Cao Xuân Tiếu, những vị đại nho, những nhà văn có tiếng. Được thân phụ cho theo nghiệp bút nghiên từ thuở thiếu thời, nên Cao Thị Ngọc Anh uyên thâm cả Hán học, tao nhã cả văn chương.

Bà lấy chồng năm 19 tuổi, chồng là cử nhân Nguyễn Duy Nhiếp, người tỉnh Hà Đông, con Nguyễn Trọng Hiệp, Văn Minh đại học sĩ. Chồng mất sớm lúc bà mới 26 tuổi, có ba con còn rất nhỏ, bà không tái giá mà ở vậy nuôi con.

Bà là một phụ nữ tài hoa, nổi tiếng cả xứ Nghệ, có tư tưởng tiến bộ, yêu nước. Năm 190…

Nữ sĩ Cao Ngọc Anh: Trông ra thói tục, cười long óc

Đăng bởi …!!!… vào 05/05/2009 05:47
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 05/05/2009 06:12

Tác giả: Võ Văn Trực

Có lẽ còn ít bạn đọc biết nữ sĩ Cao Ngọc Anh qua một vài trang ít ỏi trong mấy cuốn sách: “Hương sắc quê mình” của Lãng nhân Phùng Tất Đắc, “Quốc văn diễn nghĩa” của Dương Quảng Hàm, “Giai thoại làng nho” của Lãng nhân… Năm 1995, Ninh Viết Giao có chọn chín bài in trong cuốn “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”, rồi sau đó Vũ Ngọc Khánh có nhắc lại trong cuốn “Giai thoại ông đồ”. Năm 2004, từ điển văn học (bộ mới) có tên bà.

Trước Cách mạng tháng Tám, ở Huế và ở Nghệ Tĩnh, tên tuổi của bà khá quen thuộc với giới thức giả và làng văn chương. Hồi nhỏ, đang tuổi cắp sách đến trường, thỉnh thoảng tôi lại nghe ông nội và cha tôi đọc thơ của bà. Trong những buổi đàm đạo thế sự giữa ông nội với cụ Tú Vệ (người làng Kẻ Sụm), hai cụ cũng đọc thơ bà. Cho nên, đối với tôi, ba tiếng Cao Ngọc Anh không lạ. Nhưng lớn lên, qua quá trình tìm hiểu về quê hương xứ Nghệ, tôi mới hiểu về bà một cách tường tận hơn.

Bà sinh năm 1877, mất năm 1970. Quê ở làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Con của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, làm Thượng thư Bộ học dưới triều Tự Đức. Giáo sư Cao Xuân Huy gọi bà bằng cô. Thuở nhỏ, bà được cha kèm cặp bút nghiên, tư chất thông minh và hay chữ. Bà thường gặp gỡ xướng họa với các bà phi, bà chúa và các tiểu thư ở đế đô. Thỉnh thoảng các bậc đại nho đến nhà chơi, trò chuyện với cha, bà cũng được phép tham dự và xướng họa. Hồi đó, bà lừng danh là một tiểu thư giỏi Hán Nôm của đất kinh kỳ.

Khi đời đã hoàng hôn, con cháu mới sưu tầm thơ của bà từ trong những trang ít ỏi đã được in, chủ yếu là từ những bản chép tay và từ trí nhớ của các học giả, các nhà nho sống đồng thời với bà. Năm 1964, tập “Khuê sầu thi thảo” được xuất bản ở Sài Gòn, gồm 51 bài thơ chữ Hán, 68 bài thơ chữ Nôm, tổng cộng 119 bài. Ngoài ra, còn một số bài văn tế, ca trù, câu đối.

Năm 1995, Ninh Viết Giao cho xuất bản cuốn “Thơ văn nhà nho xứ Nghệ”, trong đó có thêm một số bài của bà. Những bài sáng tác bằng chữ Hán đều được bà tự dịch ra chữ Nôm. Theo một số học giả, bản dịch hầu hết đã lột được cái thần của bài thơ, nhưng nhiều chỗ vẫn chưa đạt được cái thâm thúy của nguyên bản Hán văn.

Đọc say sưa hết cả tập thơ, tôi không khỏi ngạc nhiên và sung sướng như người lặn dưới đáy biển mò được viên ngọc trai. Quả là viên ngọc trai đang bị vùi lấp bởi thời gian. Họa hoằn mới có một người thợ lặn mò được, nhưng rồi lại đánh rơi vào cát, và viên ngọc lại nằm im lìm trong đáy đại dương thăm thẳm…

Đọc thơ, ta hình dung được trọn vẹn tác giả – một người con gái khuê các, đoan trang và giàu trí tuệ. Bà không xô vào trường đời nhốn nháo, mà vò võ một mình nơi “Gác thêu, lầu sách đêm thu vắng” khe khẽ ngâm “Ném cái giàu sang tựa cánh hoa”. Giao lưu với bạn bè, du ngoạn đây đó là để bồi dưỡng cho cái tâm và cái trí của mình. Tâm hồn bà như cánh bướm dập dờn trên mọi miền cỏ hoa sông núi:

Ngoài giậu, sương gieo chồi cúc đượm
Trên hồ, sen nở tiếng chim kêu.
                (Vịnh cảnh chùa Dược Sư)

Âm thầm nhạn liệng năm canh vắng
Khắc khoải quyên sầu mấy dặm khơi.
                              (Thu cảm)

Hương xưa phảng phất năm canh mộng
Vườn cũ xa xăm mấy dặm trường.
                       (Tạ ơn bà Chi Tiên…)

Lấp ló mây vàng chen nước biếc
Nhấp nhô sóng bạc lộn trời xanh
                    (Vịnh phong cảnh Sầm Sơn)

Trăng sớm xa trông miền cổ độ
Mây chiều như vẽ bóng cô thôn.
                              (Vịnh cảnh nước lụt)

Bà đã từng đặt chân đến Bạch Mã, Ngũ Hành Sơn, cầu Hàm Rồng, Đà Lạt…, ngắm núi Vọng Phu…, thưởng ngoạn chùa Bồ Đề, chùa Dược Sư… Và cứ thế, theo mỗi bước chân đi, “Câu thơ cẩm tú, hồn lai láng/ Chén rượu quan hà mộng tỉnh say”. Một tâm hồn dễ xúc động như vậy, bà đã quặn lòng khi thân mẫu (bà Cao Xuân Dục) qua đời và đã viết bài văn tế mẹ:

Số nhân sinh bách tuế vi kỳ, gương tóc bạc đã lòa nước thủy.
Đã buồn nỗi năm canh giấc điệp, khối đoạn trường gửi đá vọng phu.
Lại đau lòng một phút xe loan, giọt hàng lệ nên giòng từ mẫu.
… Ba năm tóc rối, núi Hồng Sơn cao đắp dạ sầu
Chín khúc tơ vò, sông Lam Thủy chảy đầy nước mắt.

Đây là mẫu mực của lòng hiếu thảo được thể hiện trong một bài văn tế nổi tiếng. Các nhà nho thời ấy và các nhà nho thế hệ sau ở Nghệ Tĩnh thường đọc cho con cháu nghe. Dương Quảng Hàm đã chọn in vào cuốn “Quốc âm diễn nghĩa”.

Bà là vợ của quan án sát Nguyễn Duy Nhiếp, con trai của quan cần chánh Nguyễn Trọng Hợp, quê huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Năm 26 tuổi, bà gặp điều bất hạnh: chồng mất. Thật là “hồng nhan bạc phận”! Bà ở vậy, phụng dưỡng bố mẹ chồng và nuôi dạy con cháu.

Hình bóng bà, lặng lẽ, nhẫn nhục, nín nhịn, thấp thoáng trong những trang hồi ức của người cháu nội: “Bà không để lộ nỗi âu sầu, sợ kinh động song thân lúc tuổi hạc đã cao. Nhưng kỷ niệm những ngày sống bên ông đầy hạnh phúc vẫn còn vương mãi trong lòng bà. Trời sinh ra bà vốn là người êm đềm, vui tươi, nói cười đằm thắm, véo von, dịu dàng như loài chim đẹp, ai nấy đều quý bà, huống chi là ông tôi. Bà nhớ ông khôn nguôi, nhưng về ở chung với đại gia đình, nỗi sầu riêng của bà u ẩn không nơi thoát. Là con nhà nho khuê các, bà không thể khóc lóc, kêu gào thảm thiết quá như một số người hậu bối đương thời đã làm…” (Lệ Vân).

Càng nén vào, nỗi cô quả càng xoáy sâu thăm thẳm: “Trên đời có kẻ buồn khôn xiết/ Ôm mối tương tư đến bạc đầu”. Kỷ vật của người quá cố cứ hiển hiện nhức nhối. Song đào chàng mới trồng năm trước, xuân lại về, hoa nở, khơi dậy nỗi nhớ nhung khôn nguôi. Đọc di bút của chồng, vần thơ để lại đây mà người thì biệt xa muôn trùng nghìn dặm:

Trăng rọi lầu ngâm thêm vắng vẻ
Đèn chong, lệ sáp nhỏ liên miên.
Hồn thiêng đâu đó nhưu cùng biết
Thêm mấy vần thơ biệt hận thiên.
                               (Đọc Vọng phu thi thảo)

Những vần thơ lấp lánh trong veo nỗi buồn ta nhìn thấy được tận cùng cái cốt lõi nhân bản của người phụ nữ Việt Nam.

Nỗi niềm riêng tư thì như thế. Bà lại sinh ra và trưởng thành giữa thời buổi đất nước vừa bị thực dân Pháp đặt ách cai trị, quan lại triều đình li tán, các phong trào yêu nước chống Pháp bị thất bại, bà mang tâm trạng u hoài thương dân thương nước:

Cảnh cũ người xưa đâu vắng nhỉ?
Biết ai mà hỏi chuyện Chiêm Thành?
                           (Ăn Tết ở Sài Gòn – bài 2)

Nền xưa khanh tướng đà xây dựng
Cuộc mới văn minh khéo đặt bày.
Ướm hỏi non sông này có biết
Kia kìa, bóng đã xế về Tây?
                   (Vịnh cảnh hoàng hôn – bài 2)

Nam Kỳ nào biết ai tri thức?
Khắc khoải xa nghe Quốc gọi hồn.
                             (Ăn Tết ở Sài Gòn – bài 1)

Cũng giống tâm trạng nhiều nhà nho yêu nước hồi ấy, bà ngán ngẩm trước cảnh gió Á mưa Âu đang phá vỡ nền nếp văn hóa truyền thống, con trai thì “mau thay đổi màu đen trắng”, con gái thì “khéo trau dồi sắc đỏ xanh”. Không nén được, bà trực tiếp thổ lộ ý nghĩ của mình: “Khinh gái chung tình, chung cửa miệng/ Khinh trai ái quốc, ái đầu môi” (Đáp lại những ai cho là ngạo đời). Tâm trạng chán chường bao phủ như lớp rêu phong bao phủ lên bầu nhiệt huyết của một tầng lớp sĩ phu đương thời: “Cũng đủ với đời: tai, mắt, miệng/ Mà cam chịu nỗi: điếc, mù, câm” (ở Trung Kỳ). Ta liên tưởng đến cây thơ của Tú Xương: “Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/ Giương mắt trông chi buổi bạc tình”. Rút cục, bà quay về với quan niệm cố hữu “đời là giấc mộng” của các nhà nho. Bà dùng quan niệm này để cảnh tỉnh nhân thế:

Nay liệt cường các nước giao công
Chẳng qua cũng tranh hùng trong giấc mộng.
Rồi đến lúc xếp gươm bỏ súng
Cũng như tuồng chớp bóng mà thôi.
                   (Bài ca trù Cảnh tình nhân thế)

Một người hay suy ngẫm về vận nước, về cuộc đời như bà, không thể nằm yên trong giấc mộng được. Phận đàn bà, liễu yếu đào tơ, bà tự giải thoát mình trong những vần thơ. Nhìn thấy cảnh giặc Pháp khủng bố, tàn sát phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bà thốt lên:

Ghê gớm, ai gây cuộc hí trường?
Biết bao kẻ khóc với người thương!
Lam giang sóng cuộn trăm dòng lệ
Hồng Lĩnh tro vùi một đống xương.
Nóng mặt anh hùng, người chí sĩ
Đau lòng cố quốc, khách tha hương.
Ngán thay ngọn lửa vô tình nhỉ
Trông thấy ai mà chẳng đoạn trường.
                     (Cuộc khởi nghĩa ở Nghệ An)

Bà sống cùng thời với phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều nhà nho tiến bộ thường đến nhà chơi, đàm đạo thế sự và trao đổi công việc. Bà tham gia cổ vũ duy tân thế sự và trao đổi công việc. Bà tham gia cổ vũ duy tân với khả năng của mình: mở xưởng dệt lụa Hà Đông, tuyên truyền tẩy chay hàng ngoại quốc dùng đồ nội hóa, mở trường dạy nữ công gia chánh…

Trong bài “Thu cảm”: Các sự kiện xã hội được phản ánh một cách kín đáo và được lồng vào suy nghĩ của bà một cách tế nhị, cô đúc.

Đông Kinh nghĩa thục bị tan vỡ, bà than thở:

 Vận hội sao mà đen giống mực!

Cháu của bà là Cao Đăng Danh có tham gia hoạt động chống Pháp, bị kẻ phản bội báo cho mật thám và bị đày ở Anh Sơn (Nghệ An), bà thốt lời chua chát:

Nhân tình ngán nỗi bạc như vôi!

Toàn bài “Vịnh đêm thu” như sau:

Đêm thu lác đác hạt sương rơi,
Trằn trọc năm canh khóc dở cười
Vận hội sao mà đen giống mực,
Nhân tình ngán nỗi bạc như vôi.
Trông ra thói tục, cười long óc,
Nghĩ đến trò đời, khóc hổ ngươi.
Ai biết, biết ai, chăng cũng chớ,
Mảnh lòng vằng vặc bóng trăng soi.

Trước Cách mạng tháng Tám, ở Nghệ Tĩnh, nhiều nhà nho thuộc bài này. Nhiều bà còn dùng để ru con ru cháu. (Các bà không chỉ ru bằng Kiều và ca dao, mà còn ru bằng những bài phú và thơ thất ngôn, ngũ ngôn).

Trông ra thói tục, cười long óc! Lần đầu tiên ta nghe tiếng “cười long óc” trong thi ca Việt Nam. Tiếng “cười long óc” ấy, đến nay, vẫn còn giá trị thời sự.

Cao Ngọc Anh đã tự tạo cho mình một chỗ đứng trong phong trào yêu nước hồi ấy bằng những vần thơ đau buồn, cay chua và trong sáng. Bà am tường Hán học, viết thơ bằng chữ Hán (rồi tự dịch ra thơ Nôm), nhưng giản dị, không dùng điển tích. Cho nên, trước đây, nhiều ông đồ và một bộ phận trong dân gian ở Huế và Nghệ Tĩnh thuộc thơ bà hơn là các nhà nghiên cứu văn học (có lẽ vì một lý do nữa là thơ bà không đăng báo).

Đương thời, Ưng Bình Thúc Gia Thị đã ca ngợi: “Bút lau, sử chép danh từ mẫu/ Đào quận, đời ghi bậc kiệt thần”. Sau khi đọc “Khuê sầu thi thảo”, Trần Trọng Kim viết: “…xem những bài thơ Hán văn và Việt văn của bà, tôi lại nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan thuở xưa, cùng một giọng điệu, cùng một khẩu khí, nhưng thơ của bà thi sĩ họ Cao lại đầy đủ, văn từ sung thiện, ý tứ bóng bẩy và nhẹ nhàng, đọc lên ai nghe cũng thích”.

Năm 2002, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin tái bản, Vũ Ngọc Khánh viết lời giới thiệu: “…Trong dòng thơ của “nữ lưu văn học” (mượn thuật ngữ của Sở Cuồng), Cao Ngọc Anh xứng đáng có một vị trí, mà là vị trí vinh dự: khép lại một dòng thơ. Nếu chỉ kể từ thời Minh Mệnh, cùng với tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy nổi lên những Mai Am, Huệ Phố, rồi tiếp đó là Sương Nguyệt Anh, Trần Ngọc Lầu, Sầm Phố (…). Cao Ngọc Anh đã đi trong dòng thơ ấy, và đã là người đại diện cuối cùng…”.

Ấy thế mà vắng bóng bà trong hầu hết các tuyển tập và các bộ hợp tuyển văn học Việt Nam của các nhà xuất bản ở Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ vừa rồi. Để bổ sung vào sự thiếu sót này, xin mời bạn đọc và các nhà nghiên cứu văn học đọc toàn bộ thi phẩm của Cao Ngọc Anh.

                                              “Điên để trắng và đen không đảo ngược
                                                    Điên để tình và hận mãi song đôi”
                                                            (Đoàn Thị Lam Luyến)