Âm Ngữ Thơ Đường và Tiếng Hán Việt

 

 

 

« Chuyện khó tin: Các bài thơ Đường Luật của thời Đường, ngâm bằng tiếng Hán Việt, đúng âm điệu và như thế nghe hay hơn là ngâm bằng bất cứ tiếng Trung Hoa nào hiện nay ».

Phí Minh Tâm

 

Thời đại nhà Đường của Trung Hoa (618-908) đã để lại cho văn hóa nhân loại một kho tàng văn chương quý giá gồm gần 50 ngàn bài thơ Đường( Đường Thi) của hơn 2.500 tác giả. Các bài thơ Đường này được sưu tập và lưu trữ trong Toàn Đường Thi Khố Trung Hoa.  Trong số tác giả, dĩ nhiên có nhiều thi sĩ quen thuộc như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy… với các bài thơ Đường luật tuyệt tác. Ở đây chúng ta chú trọng đến các bài thơ sáng tác vào thời nhà Đường theo luật thơ Đường.  Những bài thơ Đường luật sáng tác vào các thời đại khác (như các bài thơ Đường luật Việt Nam hay các bài thơ Trung Hoa sáng tác thời hiện đại) có thể ít liên quan đến hoặc không phải là đối tượng của bài viết này.

 

Đòi Hỏi Của Một Bài Thơ Đường Luật

 

Một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, ngoài ý thơ hồn thơ, còn có những đòi hỏi về cấu trúc, đối xứng từ và ý, luật, niêm, thanh, và vần để tạo nên nhạc điệu cho bài thơ (Xin xem Luật Thơ Đường).  Lấy bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ làm ví dụ:

 

 

1. T T B B T T B
2. B B T T T B B
3. B B T T B B T
4. T T B B T T B
5. T T B B B T T
6. B B T T T B B
7. B B T T B B T
8. T T B B T T B

秋興 – 杜甫

玉露凋傷楓樹林
巫山巫峽氣蕭森
江間波浪兼天湧
塞上風雲接地陰
叢菊兩開他日淚
孤舟一繫故園心
寒夜處處催刀尺
白帝城高急暮砧

Thu Hứng  – Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

 

B : thanh bằng bất luận

B : thanh bằng phân minh

B : thanh bằng niêm

B : thanh bằng vần

T : thanh trắc bất luận

T : thanh trắc phân minh

T : thanh trắc niêm

Theo bản phiên âm Hán Việt, Thu Hứng là một bài thơ Đường luật tám câu bảy chữ luật trắc (chữ 2 câu 1 thanh trắc), vần bằng (chữ cuối câu 1 thanh bằng); câu 1, 2, 4, 6 và 8 vần âm; câu 1, 4, 5 và 8 niêm, câu 2, 3, 6 và 7 niêm, câu 3 và 4 cũng như câu 5 và 6 đối xứng về từ và nghĩa; câu 1, 2, 3 và 5 áp dụng luật 1-3-5 bất luận, có chữ 1, 3 và 5 trong câu thanh bằng hoặc trắc.

Dịch nghĩa:

Autumn Inspirations – Tu Fu

Jade dew covers the maple forest

Bleak mist fills the Wu mountain and gorge

In the river, big waves jump to the sky

On the city gate, dark clouds touch the ground

Second chrysanthemum blossom adds to tears of past

A lone boat mooring reminds me of my home garden

Everywhere people are busy making winter cloth

In Bai Di, toward the afternoon, the washing mallets sound level more pressing.

Dịch thơ:

Cảm Hứng Mùa Thu – Đỗ Phủ

Rừng phong sương trắng cảnh tiêu điều

Hiểm trở ngàn non thu hắt hiu

Sóng vọt lưng trời sông cuộn cuộn

Mây sà mặt đất ải cô liêu

Hai lần khóm cúc khơi nguồn lệ

Một lượt con thuyền trói dấu yêu

Dao thước rộn ràng may áo lạnh

Chày vang thành Bạch bóng về chiều.

 

 

Cấu trúc, ý nghĩa và đối xứng của bài thơ không thay đổi nếu chữ trong câu không thay đổi. Tuy nhiên, nếu âm hoặc thanh của các chữ thay đổi, niêm vận và đối xứng của bài thơ có thể thay đổi.

Nếu âm thanh của chữ cuối trong các câu 1, 2, 4, 6 và 8 thay đổi, bài thơ có thể lạc vận. Nếu thanh của chữ 2 trong câu 1 đổi từ bằng qua trắc hay ngược lại từ trắc qua bằng, luật bằng trắc của các chữ trong nguyên bài thơ cũng thay đổi. Nếu thanh của chữ 2, 4 và 6 trong bất cứ câu nào của bài thơ, bài thơ sẽ thất niêm. Nếu bất cứ chữ nào trong câu 3, 4, 5 và 6 đổi thanh, bài thơ mất đối xứng về thanh dù không mất đối xứng về nghĩa cũng như về từ.

Như thế dù bài thơ Đường luật không có thay đổi về hình thức như chữ Hán không có thay đổi cách viết từ cả ngàn năm, nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi, nếu âm và thanh của chữ thay đổi, bài thơ có thể trở nên lạc vận, thất niêm, mất một phần đối xứng. Những yếu tố niêm, vận, đối xứng…rất quan trọng cho một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh.

 

 

1. T T B B T T B
2. B B T T T B B
3. B B T T B B T
4. T T B B T T B
5. T T B B B T T
6. B B T T T B B
7. B B T T B B T
8. T T B B T T B

Phiên âm tiếng Quan Thoại Pinyin

Qiū Xīng   –   Dù Fǔ
1. Yù lù diāo shāng fēng shù lín
2. Wū shān wū xiá qì xiāo sēn
3. Jiāng jiān bō làng jiān tiān yǒng
4. Sāi shàng fēng yún jiē dì yīn
5. Cóng jú liǎng kāi tā rì lèi
6. Gū zhōu yī xì gù yuán xīn
7. Hán yè chǔ chǔ cuī dāo chǐ
8. Bái dì chéng gāo jí mù zhēn

 

 

1. T T B B T T B
2. B B T T T B B
3. B B T T B B T
4. T T B B T T B
5. T T B B B T T
6. B B T T T B B
7. B B T T B B T
8. T T B B T T B

Phiên âm tiếng Quảng Yutping

Cau1 Hing1  – Dou6 Pou2
1. Juk6 lou6 diu1 soeng1 fung1 syu6 lam4
2. Mou4 saan1 mou4 haap6 hei3 siu1 sam1
3. Gong1 gaan1 bo1 long6 gim1 tin1 jung2
4. Coi3 soeng5 fung1 wan4 zip3 dei6 jam1
5. Cung4 guk1 loeng5 hoi1 taa1 jat6 leoi6
6. Gu1 zau1 jat1 hai6 gu3 jyun4 sam1
7. Hon4 je6 cyu3 cyu3 ceoi1 dou1 cek3
8. Baak6 dai3 sing4 gou1 gap1 mou6 zam1

Bên trên là bài Thu Hứng được phiên âm ra tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng. Trong bản tiếng Quan Thoại, câu 2 và 8 lạc vận (ēn thay vì īn); câu 2, 5 và 7 thất niêm. Trong bản tiếng Quang, vần rất chỉnh, nhưng thất niêm trong câu 5 và 7.

 

Biến Chuyển Của Tiếng Trung Hoa

 

Chữ Hán của Trung Hoa có rất lâu đời từ hơn ngàn năm trước Tây lịch, được sử dụng liên tục và gần như không mấy thay đổi qua các thời đại. Điều này không thể xác nhận về tiếng nói của người Trung Hoa. Cùng một thời đại, do đất nước rộng lớn, với giao thông khó khăn, người Trung Hoa nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Cùng một chữ viết, mỗi vùng có cách phát âm riêng của họ.

Tiếng của cổ Hán khác hẳn âm vận thời Đường. Vì thế khi đọc Kinh thi của thời Xuân Thu, ta ít thấy vần điệu hơn thơ Đường. Sau thời Đường dù âm vận tiếng Tàu cũng có thay đổi, phần lớn là do di dân và nhu cầu phát triển. Mỗi chế độ chính trị đều áp đặt thêm một số từ ngữ mới để cai trị và tuyên truyền. Trong thời gian rất dài hơn ngàn năm này, tiếng Trung hoa là một sinh ngữ nên chịu sự biến đổi mỗi ngày một nhiều hơn.

 

Tiếng Trung Hoa Nào Gần Với Tiếng Đường

 

Hiện tại Trung Hoa có hàng trăm thổ ngữ. Ta có thể thêm: Hán Việt, Hán Hòa (Nhật), Hán Hàn…vào nhóm thổ ngữ dù trên thực tế các tiếng này không còn công dụng hoặc nếu còn thì công dụng cũng rất hạn chế.  Khoảng 10 nhóm tiếng Trung Hoa được sử dụng nhiều nhất là: Quan thoại, Quảng Đông, Khách gia, Tấn, Tương, Ngô, Mân, Bình, Cống, và Huy. Tôi có tìm hiểu trong các tiếng Trung Hoa hiện nay, tiếng nào gần với âm ngữ nhà Đường nhất. Theo Dylan Sung, một nhà Hoa ngữ học trên diễn đàn về tiếng Trung Hoa: Ngôn ngữ và âm thanh thời Đường đã đi qua lâu rồi. Có thể nói âm thanh của các ngôn ngữ Trung Hoa hiện nay, dù thừa kế thời Đường, nhưng không có âm thanh như tiếng Đường. Nhiều ý kiến cho tiếng Quảng Đông và tiếng Khách gia (tiếng Hẹ) rất gần với tiếng Đường. Dù là người Khách Gia, Dylan Sung cũng xác nhận tiếng Khách gia ngày nay không phải tiếng Đường.

 

Tiếng Hán Việt Và Thơ Đường

 

Tôi không đọc thông suốt chữ Hán và cũng không biết tiếng Trung Hoa nào, nhưng lại vui thích dịch các bài thơ Đường ra Việt ngữ.  Tôi thường lấy các nguyên bản chữ Hán từ Toàn Đường Thi Khố trên Internet, phiên âm ra Hán Việt, đánh giá bài thơ, tìm hiểu ý nghĩa, rồi viết lại bằng Việt ngữ.  Qua hơn trăm bài phiên âm Hán Việt như thế, tôi có một nhận xét là các bài thơ Hán Việt gần như lúc nào cũng đáp ứng được các đòi hỏi của thơ Đường về niêm, vận, đối xứng, và nhịp điệu. Khi thảo luận về sự gần gũi của tiếng Hán Việt và tiếng Trung Hoa hiện đại với tiếng Đường, một người bạn nói với tôi: “ Có một trí thức Trung hoa bảo rằng đọc thơ Đường bằng tiếng Hán Việt nghe hay hơn đọc bằng tiếng Tàu hiện đại. Bây giờ tôi mới thực sự hiểu nguyên nhân của câu nói nầy.”

 

Tiếng Hán Việt Là gì?

 

Theo Gs Phạm Văn Hải (Georgetown University),  tiếng Hán Việt là tiếng Tàu vào những năm cuối thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba, tức là tiếng Tàu vào cuối đời nhà Đường bên Tàu. Câu hỏi được đặt ra là tiếng Hán Việt và tiếng Tàu vào đời nhà Đường có hoàn toàn giống nhau không?  Sự giống nhau không hoàn toàn, sự khác biệt cũng tương tự như người Việt nói tiếng Tàu và người Tàu nói tiếng Tàu, hay người Việt nói tiếng Mỹ và người Mỹ nói tiếng Mỹ.

Theo Lê Nguyễn Lưu trong Đường Thi Tuyển Dịch, Nhà Xuất bản Thuận Hóa 1997: “Dưới ách đô hộ của nhà Đường, người Việt bắt đầu học tiếng Hán một cách có hệ thống (nhà Đường quy định “sĩ tử An Nam thi tiến sĩ không quá 8 người, minh kinh không quá 10 người – dù ít nhưng cũng có ý nghĩa khuyến khích người Việt học tiếng Hán cao). Do đó người Việt cố nhiên đọc tiếng Hán theo âm thời Đường. Sau này, khi Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền bắt đầu xây dựng nền độc lập tự chủ, lấy chữ Hán làm quốc văn, đều đọc theo âm Đường”.

Trong khi đó một bạn trên diễn đàn Việt Học viết: “Âm Hán Việt hiện nay của Việt Nam chính là âm Hán (kinh đô) đời Đường theo nhà ngôn ngữ học hàng đầu Nguyễn Tài Cẩn. Từ thời nhà Đường trở đi, ngữ âm chữ Hán ở Trung Quốc còn qua mấy lần thay đổi nữa, nhưng nền độc lập thời Lý, Trần, Lê… đã khiến cho những thay đổi đó không có tác động mấy đến Việt Nam. Chính vì thế nên ngày nay đọc thơ Đường bằng âm Hán Việt còn chuẩn hơn đọc bằng tiếng Hoa, vì âm Hán Việt gần với ngữ âm thời Đường nhất”.

Như vậy tiếng Hán Việt chính là âm Hán của đời Đường chứ không phải là âm của riêng người Việt xưa. Điều đó cũng giải thích tại sao tất cả chữ Hán đều có âm Hán Việt dù có vô số chữ không có ý nghĩa gì cả đối với đời sống của người Việt từ xưa đến nay. Tất nhiên qua hơn 1 ngàn năm các âm có thay đổi ít nhiều qua giọng người Việt.

 

Sự Biến Đổi Của Tiếng Hán Việt

 

Sau thời nhà Đường, Việt Nam độc lập tự chủ và có ngôn ngữ riêng. Tiếng Hán Việt có thể xem như một cổ ngữ nên không có nhu cầu thay đổi. Nói thế, nhưng tiếng Hán Việt cũng có thay đổi đôi chút do các luật tị húy (cữ tên) của các triều đình phong kiến Việt Nam bắt chước theo tập tục phong kiến Trung Hoa.

Theo tập tục này, các chữ trùng với tên vua hoặc người trong hoàng tộc, ngay cả tên niên hiệu, cung điện, lăng tẩm của vua đều bị cấm nói và cấm viết. Nhân danh và địa danh nào mà trùng với chữ húy thì khi nói phải đổi âm và khi viết phải đổi hình dạng chữ.  Chữ đây là chữ Hán bởi vì Việt Nam dùng chữ Hán trong văn tự từ khi lập quốc cho đến khoảng năm 1900 mới bỏ chế độ thi cử chữ Hán. Dưới nhà Nguyễn, những chữ tỵ húy thông thường nằm trong danh sách bên dưới.

Hiện nay các luật tỵ húy không còn được áp dụng nữa. Tuy nhiên theo thói quen, các chữ trại vẫn còn được xài. Các âm chính có thể được sử dụng trong trường hợp các âm trại thay đổi âm vận của chữ Hán trong bài thơ.

 

Bảng 1  Tiếng Tỵ Húy Hán Việt

 

Âm chính

1. câm

2. mai

3. hoàng

4. nguyên

5. lan

6. tần

7. lỵ

8. thụy

9. lĩnh

10.  chu

11.  thụ

12.  thư

13.  dung

14.  hoàn

15.  phúc

16.  ánh

Âm trại

1. kim

2. mơi

3. huỳnh

4. ngươn

5. lang,lam

6. tờn

7. lợi

8. thoại

9. lãnh

10.  châu

11.  thọ

12.  thơ

13.  dong

14.  hườn

15.  phước

16.  yến,ảnh

Âm chính

17.  chủng

18.  đang

19.  đảm

20.  kiểu

21.  hoa

22.  thật

23.  miên

24.  chính

25.  tông

26.  tuyền

27.  hằng

28.  hạo

29.  nhậm

30.  hồng

31.  thì

32.  hài

Âm trại

17.  chưởng

18.  đương

19.  đởm

20.  cảo

21.  huê

22.  thiệt

23.  mân

24.  chánh

25.  tôn

26.  toàn

27.  thường

28.  hiệu

29.  nhiệm

30.  hường

31.  thời

32.  hia

Âm chính

33.  chân

34.  đường

35.  cảnh

36.  lân

37.  san

38.  điều

39.  nam

40.  kiền

41.  nhân

42.  thái

43.  thụy

44.  dũng

45.  vũ

46.  kính

47.  thật

48.  nghĩa

Âm trại

33.  chơn

34.  đàng

35.  kiểng

36.  liên

37.  sơn

38.  đều

39.  nôm

40.  càn

41.  nhơn

42.  thới

43.  thoại

44.  dõng

45.  võ

46.  cảnh

47.  thiệt

48.  ngãi

 

Thanh và Âm ngữ tiếng Trung Hoa ngày nay

Tiếng nói của Trung Hoa thay đổi quá nhiều nên có thể nói tiếng đời Đường không còn nữa. Tiếng Quan Thoại (Mandarin) là tiếng phương Bắc ngoại lai với tiếng Hán cổ điển.  Tiếng Quảng và tiếng Hẹ có lẽ gần với tiếng đời Đường hơn hết.

Bảng 2  Thanh Hán-Việt và Tiếng Trung Hoa

 

Thanh   Tones
Loại Thanh Bằng  Ping平 Trắc  Ze 仄
Tiếng

Hán-Việt

Sino- Vietnamese

Phù bình Trầm bình Phù thượng Trầm thượng Phù khứ Trầm khứ Phù nhập Trầm nhập
Không

a

Huyền

à

Ngã

ã

Hỏi

Sắc

á

Nặng

Sắc

á

Nặng

Tiếng

Quan

Thoại

 

Mandarin

Pinyin

Bình Ping 平 Thượng Shang 上 Khứ Qu 去 Nhập Ru 入
Yin Yang Yin Yang Yin Yang Yin Zhong Yang
1 2 3 4
Tiếng Hẹ Hakka 1 2 3 4 5 6
Tiếng Quảng Cantonese 陰平 陽平 陰上 陽上 陰去 陽去 上陰入 下陰入 陽入
1 4 2 5 3 6 7 8 9

 

Bản trên đây dựa theo Thanh Tiếng Việt của Dương Quảng Hàm và Hakka, Cantonese and Mandarin Tone Contours của Dylan H.W. Sung

 

 

Bảng 3  Phiên Âm Hán-Việt và Tiếng Trung Hoa

Chữ Hán Tiếng Việt Ngữ
Quan Thoại Quảng Hẹ Hán Việt
wo3 ngo5 nga1 ngã tôi
shi2 si4 shi2 thì thời
xia4 ce4 sia2 vẹo
cheng2 sing4 shin1 thừa cưỡi
he4/hao2 hok6/hok2 hok8 hạc hạc

 

Đọc Thơ Đường

Bây giờ ta có thể hiểu vì sao, nhiều bài thơ Đường luật thật đúng niêm vận khi đọc và viết bằng tiếng Hán Việt, lại thất niêm lạc vận khi đọc bằng tiếng Trung Hoa hiện nay cho là tiếng Quảng, tiếng Hẹ hay tiếng Quan thoại.

 

Ví dụ 1: Bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt “Lỗ Trung Đô Đông Lâu Túy Khởi Tác”  của Lý Bạch:

Nguyên tác:

魯中都東樓醉起作-李白

昨日東樓醉

還應倒接籬

阿誰扶上馬

不省下樓時

Tạm dịch thơ:

Say Rượu Ở Lầu Đông – Lý Bạch

Lầu Ðông say quá tối hôm qua
Về nằm vất vẻo bên giậu nhà
Kềm cương lên ngựa ai người giúp
Giờ lúc xuống lầu nhớ chẳng ra.

 

Phiên âm Hán Việt:

Lỗ Trung Đô Đông Lâu Túy Khởi Tác – Lý  Bạch

Tạc nhật đông lâu túy                      T T B B T

Hoàn ưng đảo tiếp ly                       B B T T B

A thùy phù thượng mã                      B B B T T

Bất tỉnh hạ lâu thì.                           T T T B B

Phiên âm tiếng Quan Thoại Pinyin:

Zuo2 ri4 dong1 lou2 zui4                  T T B B T

Huan2 ying4 dao3 jie1 li2                 B B T T B

A1 shui2 fu2 shang4 ma3                B B B T T

Bu4 sheng3 xia4 lou2 shi2              T T T B B

Phiên âm tiếng Quảng Đông: Theo Từ Điển của Chineselanguage.org

Zok3 jat6 dung1 lau4 zeoi3             T T B B T

Waan4 jing1 dou3 zip3 lei4       B B T T B

O1 seoi4 fu4 soeng5 maa5               B B B T T

Bat1 sing2 haa6 lau4 si4                  T T T B B

Phiên âm tiếng Khách Gia/Hẹ (Mai Huyện): Theo Từ Điển của Chineselanguage.org

Tsok7 ngit8 tung1 leu2 tsui5            T T B B T

Wan2 jin1 tau3 tsiap7 li2                  B B T T B

A1 shui2 fu2 song5 ma3                  B B B T T

Put7 sen3 ha5 leu2 shi2                  T T T B B

Ghi chú:

  1. Bài Lỗ Trung Đô Đông Lâu Tuý Khởi Tác được thảo luận trên VVH – Forum :: Hán Việt :: Thơ Lý Bạch – Viện Việt Học
  2. Bản tiếng Hán Việt và bản tiếng Hẹ đúng niêm luật và âm vận của thơ Đường Luật.
  3. Bản tiếng Quan Thoại xử dụng luật “nhất tam ngũ bất luận” (các chữ đỏ), thất niêm (câu 3 và 4), và cưỡng vận. Chữ 籬 (li2) đọc như “lỹ” trong khi chữ 時 (shi2) đọc gần như “sữ”.
  4. Bản tiếng Quảng Đông cũng bị cưỡng vận như bản Quan Thoại.

 

 

Ví dụ 2: Bài Thất Ngôn Tứ Tuyệt “Sơn Hành” của Đỗ Mục:

Nguyên tác:

山行 –  杜牧

遠上寒山石徑斜
白雲生處有人家
停車坐愛楓林晚
霜葉紅于弍月花

Tạm dịch thơ:

Dạo Núi – Đỗ Mục

Núi lạnh đường lên đá xéo tà

Trong mây thắp thoáng một vài nhà

Dừng xe ngồi ngắm rừng phong thẫm

Lá nhuộm sương thu đỏ tợ hoa.

Phiên âm Hán Việt:

Sơn Hành  – Đỗ Mục

Viễn thượng hàn sơn thạch kính tà                 T T B B T T B
Bạch vân sanh xử hữu nhân gia                     B B T T T B B
Đình xa toạ ái phong lâm vãn                         B B T T B B T
Sương diệp hồng vu nhị nguyệt hoa.              T T B B T T B

Phiên âm tiếng Quan Thoại:

Yuan3 shang4 han2 shan1 shi2 jing4 xie2      T T B B T T B

Bai2 yun2 sheng1 chu4 you3 ren2 jia1    B B T T TB B

Ting2 che1 zuo4 ai4 feng1 lin2 wan3             B B T T B B T

Shuang1 ye4 hong2 yu1 er4 yue4 hua1   T T B B T T B

Phiên âm tiếng Quảng Đông: Theo Cantonese-Mandarin Pronunciation Dictionary

Jyun5 soeng6 hon4 saan1 sek6 ging3 ce4     T T B B T T B
Baak6 wan4 sang1 cyu3 jau5 jan4 gaa1  B B T T T B B

Ting4 ce1 co5 ngoi3 fung1 lam4 maan5  B B T T B B T

Soeng1 jip6 hung4 jyu1 ji6 jyut6 faa1             T T B B T T B

Phiên âm tiếng Khách Gia/Hẹ (Mai Huyện): Theo Từ Điển Chineselanguage.org:

Jan3 shong3 hon2 sen1 shak8 kang5 sia2     T T B B T T B
Pak8 jun2 sang1 tshu3 ju1 ngin2 ka1             B B T T T B B
Tin2 tsha1 tso5 oi5 fung1 lim2 van1        B B T T B B T

Song1 jap8 fung2 ji1 ngi5 nget8 fa1        T T B B T T B

 

Ghi chú:

  1. Tất cả các phiên bản đều sử dụng luật “nhất tam ngũ bất luận”.
  2. Bản Hán Việt và bản tiếng Hẹ đúng âm vận, tuy nhiên bản tiếng Hẹ có thanh bằng thay vì luật bắt buộc phải thanh trắc ở chữ cuối câu 3.
  3. Bản tiếng Quan Thoại và Quảng Đông lạc vận ở chữ 7 câu 1.

 

 

Ví dụ 3: Bài Thất Ngôn Tứ Tuyệt “Hồi Hương Ngẫu Thư” của Hạ Tri Chương:

Nguyên tác:

回鄉偶書

賀知章

少小離家老大回

鄉音無改鬢毛摧

兒童相見不相識

笑問客從何處來

Tạm dịch thơ:

Ngẫu Nhiên Viết Khi Về Quê

Hạ Tri Chương

Lúc trẻ ra đi già trở lại
Tóc râu đã bạc giọng chưa thay
Trẻ con thấy mặt không quen biết
Cười cợt hỏi đùa ông là ai.?

 

 

 

Phiên âm tiếng Hán-Việt:

Hồi Hương Ngẫu Thư – Hạ Tri Chương

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi                     T T B B T T B

Hương âm vô cải mấn mao tồi                 B B T T T B B

Nhi đồng tương kiến bất tương thức        B B T T B B T

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai                 T T B B T T B

Phiên âm tiếng Quan Thoại:

Hui2 Xiang1 Ou3 Shu1 – He4 Zhi1 Zhang1

shao3 shao4 li2 jia1 lao3 da4 hui2          T T B B T T B

xiang1 yin1 wu2 gai3 bin4 mao2 cui1      B B T T T B B

er2 tong2 xiang1 jian4 bu4 xiang1 shi4    B B T T B B T

shao4 wen4 ke4 cong2 he2 chu4 lai2             T T B B T T B

Phiên âm  tiếng Quảng Đông:

Wui4 Hoeng1 Ngau5 Syu1- Ho6 Zi1 Zoeng1

Siu3  siu2 lei4 gaa1 lou5 daai6 wui4       T T B B T T B

Hoeng1 jam1 mou4 goi2 ban3 mou4 ceoi1      B B T T T B B

Ji4  tung4 soeng3  jin6  bat7 soeng1 zi3  B B T T B B T

Siu3 man6 haak8 cung4 ho6 cyu3 loi4     T T B B T T B

Bản dịch tiếng  Khách Gia (Mai Huyện):

Fui2 Hiong1 Ngiau3 Su1- Fo4 Ji1 Zong1

Seu3 xiau3 li2 ga1 lau3 tai4 fui2            T T B B T T B

Hiong1 yim1 vu2 goi3 bin4 mau1 cui1     B B T T T B B

Yi2 tung2 xiong1 gian4 but5 xiong1 sit5 B B T T B B T

Xiau4 mun4 hak5 qiung2 ho1 cu3 loi2     T T B B T T B

Ghi chú:

  1. Tất cả các phiên bản đều sử dụng luật “nhất tam ngũ bất luận”, đúng niêm luật thơ Đường, nhưng cưởng vận ở chữ cuối câu 4

 

Ví dụ 4: Bài Thất Ngôn Bát Cú “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu:

Các ví dụ trên cho thấy tiếng Hán Việt là tiếng tốt nhất để phiên âm thơ Đường luật mà ít bị thất niêm hay lạc vận. Nói về ưu điểm của tiếng Hán Việt, thiết nghĩ cũng nên nhắc lại là không phải bài thơ Đường nào cũng có thể phiên âm suông sẻ, chẳng hạn như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu mà có lẽ người nào yêu thích thơ Đường cũng biết đến.

Nguyên tác:

黄 鶴 樓 – 崔 顥

昔 人 已 乘 黄 鶴 去

此 地 空 餘 黄 鶴 樓

黄 鶴 一 去 不 復 返

白 雲 千 載 空 悠 悠

晴 川 歷 歷 漢 陽 樹

芳 草 萋 萋 鸚 鵡 洲

日 暮 鄉 關 何 處 是

煙 波 江 上 使 人 愁

 

Tạm dịch thơ:

Lầu Hoàng Hạc – Thôi Hiệu

Hạc vàng đạo sĩ đã cao bay

Ðể lại lầu trơ nơi chốn này

Mây trắng trôi trôi từ vạn thuở

Bao giờ hoàng hạc trở lui đây

Hán Giang nhô nhấp trong chiều nắng

Anh Vũ thơm xanh rậm cỏ cây

Chiều xuống cố hương nào có thấy

Trên sông khói sóng gợi niềm cay.

Phiên âm tiếng Hán-Việt:

Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng hạc lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

 

1. B B T T B B T
2. T T B B T T B
3. T T B B B T T
4. B B T T T B B
5. B B T T B B T
6. T T B B T T B
7. T T B B B T T
8. B B T T T B B

 

Ghi Chú: Đây là một bài thơ nổi tiếng, được thi tiên Lý Bạch không tiếc lời khen. Những nhận xét bên dưới hoàn toàn dựa vào luật thơ Đường và bản phiên âm Hán Việt. Mong có bản phiên âm tiếng Đường (hay tiếng Trung Hoa gần gũi với tiếng Đường) để rộng bề thảo luận.

  1. Bài thơ Đường luật bằng (thanh chữ 2 câu 1), vần trắc (thanh chữ cuối câu 1).
  2. Bài thơ áp dụng biệt lệ “nhất tam ngũ bất luận”, nhưng cũng không hoàn toàn tôn trọng “Nhị tứ lục phân minh” trong câu 1 và 3.
  3. Bài thơ luật bằng vần trắc phải có chữ 4 câu 1 thanh trắc, chữ 6 câu 1 thanh bằng, và chữ 4 câu 3 thanh bằng.
  4. Chữ 6 trong câu 1 phải niêm với chữ 6 trong câu 8.
  5. Câu 3 và câu 4 phải đối nhau về ý và về từ ngữ.
  6. Câu 5 và câu 6 phải đối nhau như câu 3 và câu 4.
  7. Về thanh bằng trắc, có thể tiếng Hán Việt không phù hợp để phiên âm bài thơ này. Về phần đối chữ, cũng có thể giải thích do khác âm ngữ, nhưng đối ý thì sao? “Hoàng hạc nhất khứ” có đối ý với “Bạch vân thiên tải” và “bất phục phản” có đối ý với “không du du”? “Tình xuyên lịch lịch” có đối ý với “Phương thảo thê thê” và “Hán Dương thụ” có đối ý với “Anh Vũ châu”?

Phiên âm tiếng Quan Thoại:

Huang2 He4 Lou2 – Cui1 Hao4

Xi2 ren2 yi3 cheng2 huang2 he4 qu4

Ci3 di4 kong1 yu2 huang2 he4 lou2

Huang2 he4 yi1 qu4 bu2 fu4 fan3

Bai2 yun2 qian1 zai4 kong1 you1 you1 Qing2 chuan1 li4 li4 han4 xia2 shu4

Fang1 cao3 qi1 qi1 ying1 chi4 zhou1

Ri4 mu4 xiang1 guan1 he2 chu4 shi4

Yan1 bei1 jiang1 shang4 shi3 ren2 chou2

 

1. B B T T B B T
2. T T B B T T B
3. T T B B B T T
4. B B T T T B B
5. B B T T B B T
6. T T B B T T B
7. T T B B B T T
8. B B T T T B B

Ghi Chú: Những nhận xét về bản phiên âm Quan Thoại cũng giống như bản phiên âm Hán Việt bên trên.

Sưu tầm & giới thiệu